Sự thật ít biết về mối tình với bố chồng của Võ Tắc Thiên

Không chỉ là vợ của Lý Trị, Võ Tắc Thiên trước đó còn là người đẹp trong hậu cung của Lý Thế Dân. Sự thật về mối tình "con dâu - bố chồng" này khá ly kỳ.

Ngày nay, nhiều tác phẩm nghệ thuật đều xây dựng hình tượng Võ Tắc Thiên như một mỹ nữ tài trí được cả cha con Lý Thế Dân và Lý Trị hết mực sủng ái.

Nhưng lật lại những ghi chép trong hậu cung nhà Đường, các nhà sử học hiện đại lại cho rằng, kỳ thực Võ Tắc Thiên không được Lý Thế Dân sủng ái, thậm chí còn bị vị vua này cảnh giác, đề phòng.

Võ Tắc Thiên không phải sủng phi của Lý Thế Dân

Sinh thời, Lý Thế Dân được mệnh danh là bậc minh quân, nhưng lại vô cùng háo sắc. Sau chính biến Huyền Vũ Môn, Lý Thế Dân "thuận tay" chiếm đoạt Thái tử phi, chị dâu và em dâu.

Năm xưa, danh tiếng của tài nữ Từ Huệ lan truyền khắp kinh thành. Tương truyền rằng, Từ Huệ"sinh năm tháng đã có thể nói, bốn tuổi thuộc làu 'Luận ngữ, tám tuổi tự hiểu thi văn'…"

Lý Thế Dân liền nhanh chóng triệu tài nữ họ Từ này nhập cung, chẳng bao lâu đã tấn thăng hai cấp bậc cho nàng, từ Tài nhân lên tới Sung dung.

Chính sử có ghi: Năm 637, khi 14 tuổi, Võ Chiếu được triệu vào cung, là một trong những mỹ nhân nổi bật nhất trong đợt tuyển mỹ nữ năm ấy.

Nhưng dù tài trí và xinh đẹp tới đâu, thì đến lúc Đường Thái Tông băng hà, bà vẫn chỉ là một "Tài nhân" có cấp bậc thấp nhất hậu cung.

Điều này xuất phát từ tâm lý đề phòng của Đường Thái Tông đối với vị phi tần tài sắc nhưng quá mức tài trí này.

Võ Tắc Thiên - mối nguy hại do trời sắp đặt cho Đại Đường

Theo lý giải của các nhà sử học hiện đại, nguyên nhân khiến Lý Thế Dân cảnh giác với vị Tài nhân họ Võ xuất phát từ nhiều sự việc "bất thường" dưới đây:

Thứ nhất, Võ Tắc Thiên từ sớm đã sở hữu tư chất nổi bật, vô cùng thông minh. Nàng thấy Thái Tông rất thích thư phát, liền dốc lòng nghiền ngẫm thư pháp, biết Hoàng đế thích thơ ca, cũng dành thời gian để dùi mài thơ phú.

Là một nữ nhân nhưng lại sở hữu tài trí hơn người, Võ Tắc Thiên khiến cho Lý Thế Dân không thể không đề phòng. (Ảnh minh họa).

Đối với hai phương diện nghệ thuật có độ khó cao như vậy, Võ Tắc Thiên chỉ trong thời gian ngắn đã rèn luyện tới trình độ thượng thừa. Cũng chính bởi sự tài trí quá mức này, mỹ nhân họ Võ đã khiến cho Đường Thái Tông không thể không cảnh giác.

Thứ hai, Võ Tắc Thiên tuy rằng sở hữu mỹ mạo, nhưng trong hậu cung "trăm hoa đua sắc" của Lý Thế Dân, nhan sắc của nàng còn thua xa Dương phi và Từ Huệ.

Sau khi tiến vào hậu cung, Võ Tắc Thiên nhậm chức "Tài nhân". Trên thực tế, đây chỉ là một chức quan nữ nhỏ bé, vốn phụ trách việc ghi chép sinh hoạt hằng ngày của các phi tần cấp cao hơn.

Trên thực tế, nhan sắc của Võ Tắc Thiên vẫn thua xa nhiều mỹ nữ trong hậu cung nhà Đường, trong đó có Dương phi - công chúa tiền triều. (Ảnh minh họa).

Nếu phi tần là những người được Hoàng đế lâm hạnh hằng đêm, thì Tài nhân chỉ là người thay quần áo cho nhà vua hoặc thi thoảng đứng hầu trên đại điện, viết khẩu dụ thay Hoàng đế.

Bởi vậy, "tài nhân" vốn chỉ là "người hầu", cao nhất cũng chỉ đóng vai trò "thư ký" đối với nhà vua, chứ hoàn toàn không phải người hầu hạ chăn gối. Đây cũng là lý do khiến Võ Tắc Thiên và Lý Thế Dân không hề có con.

Thứ ba, Võ Tắc Thiên từ sớm đã thể hiện tính cách dũng mãnh, thậm chí có phần tàn bạo.

Năm xưa, Tây Vực tiến công một con ngựa quý có tên là "sư tử thông", ngày đi ngàn dặm nhưng tính tình ngang bướng, không ai có thể thuần phục. Lúc ấy, Võ Tắc Thiên lại nói: "Ta chỉ cần 3 đồ vật là có thể hàng phục nó: một là roi da, hai là một cái búa sắt, ba là một con dao nhỏ nhưng phải sắc".

Việc thuần phục ngựa theo cách tàn bạo của Võ Tắc Thiên đã chứng minh bà là người dũng mạnh, cương quyết và có phần tàn bạo. (Ảnh minh họa).

Khi nói đến phương pháp thuần phục ngực, ý kiến của Võ Tắc Thiên lại khiến người nghe không khỏi lạnh người:

"Trước hết lấy roi da đánh nó cho tới lúc da tróc thịt bong, nếu còn không nghe lời thì dùng búa sắt đập đầu, làm nó đau thấu tim phổi, đã như vậy mà còn không thuần phục được thì dùng con dao kia cắt đứt yết hầu nó đi!"

Thứ tư, vào năm Trinh Quán thứ 22, sao Thái Bạch chiếu lạ thường, Lý Thế Dân cảm thấy có điềm chẳng lành nên bí mật triệu Thái Sử lệnh Lý Thuần Phong bàn bạc.

Sinh thời, Lý Thuần Phong là quan quản thiên văn, lịch pháp trong triều, hơn nữa lại rất tinh thông phong thủy, có tài tiên đoán.

Bấy giờ, ông nói: "Người làm loạn triều ta ở ngay bên cạnh bệ hạ. Bệ hạ không biết, 30 năm sau, người đó giết chết hầu hết con cháu nhà Đường".

Theo nhà tiên tri nổi tiếng Đại Đường, việc Võ Tắc Thiên lên ngôi vốn dĩ là thiên mệnh, không thể làm trái được. (Ảnh minh họa).

Lý Thuần Phong còn nói thêm: "Người này chỉ có cây thương không rơi thân, hai mắt mọc trên trời".

Lời này vốn chỉ tên họ của Võ Tắc Thiên. Khi mới nhập cung, bà có tên là Võ Chiếu. Theo đó, chữ Võ (武) được ghép từ chữ "chỉ có" "(止) cùng "cây thương" (戈). Còn chữ Chiếu (曌) tức là hai mắt (目目) mọc ở trên trời (空).

Năm 649, sau khi Đường Thái Tông băng hà, theo quy tắc, những phi tần từ cao xuống thấp đều phải sinh sống trong am ni cô. Nhưng ngay từ khi tiên đế còn tại vị, Võ Tắc Thiên đã lén lút qua lại với Thái tử Lý Trị.

Sau này, Lý Trị lên ngôi trở thành Đường Cao Tông, chưa đầy 2 năm đã tìm cách đón Võ Tắc Thiên từ ni cô trở hậu cung. Mối họa của Đại Đường quả nhiên diễn biến đúng như những gì Lý Thuần Phong tiên đoán.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/su-that-it-biet-ve-moi-tinh-voi-bo-chong-cua-vo-tac-thien-96031/