Sự thật động trời về tiêm kích F-16 của Hàn Quốc

Sau hơn 30 năm hoạt động, Hàn Quốc mới tiết lộ thông tin động trời là phi đội tiêm kích F-16 của nước này không có khả năng không chiến tầm xa.

Trang tin quân sự Air Recognition dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Không quân Hàn Quốc vừa hoàn tất chương trình nâng cấp phi đội tiêm kích F-16 của nước này với mục tiêu chính là cho phép máy bay có thể triển khai thêm các dòng vũ khí tấn công thế hệ mới nhằm vô hiệu quả các căn cứ ngầm hay đánh chặn từ xa các chiến đấu cơ của Triều Tiên. Nguồn ảnh: Business Wire.

Có một điều đáng ngạc nhiên là sau hơn 30 năm F-16 hoạt động trong biên chế Không quân Hàn Quốc thì cho tới tận hiện tại dòng tiêm kích này mới có khả năng triển khai tên lửa không đối không tầm xa AIM-120. Điều này cho thấy một phần nào đó sự yếu kém của Không quân Hàn Quốc một lực lượng không quân mạnh nhất Châu Á. Nguồn ảnh: Aviation International News

Bên cạnh AIM-120, tiêm kích F-16 cũng được nâng cấp để triển khai bom dẫn đường thông minh GBU-31 JDAM được cho là có thể giúp Seoul tấn công các căn cứ ngầm nằm sâu dưới lòng đất của Bình Nhưỡng trong trường hợp xung đột giữa hai miền nổ ra. Nguồn ảnh: Star-Telegram

Đợt nâng cấp F-16 lần này là một phần trong nỗ lực của Không quân Hàn Quốc nhằm tăng cường sức mạnh tổng thể của lực lượng không quân không chỉ riêng đối với F-16 mà còn nhiều dòng chiến đấu cơ khác. Bản thân F-16 kể từ năm 1986 cho tới nay cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp Seoul duy trì sức mạnh răn đe trước Triều Tiên. Nguồn ảnh: ED Forums

Chương trình nâng cấp F-16 được Hàn Quốc triển khai từ năm 2009 với một thỏa thuận với tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với mục tiêu hiện đại hóa 30 chiếc F-16C/D, tuy nhiên phải đến tận năm 2013 quá trình này mới được khởi động. Không quân Hàn Quốc còn kỳ vọng trong tương lai sẽ trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử AN/APG-83 cho những chiếc F-16 của mình. Nguồn ảnh: Tactical Mashup

Tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 không phải là vũ khí mới đối với Không quân Hàn Quốc khi hiện tại những chiếc F-15K của nước này đều được trang bị nó. Tuy nhiên trong trường hợp của F-16 lại hoàn toàn khác khi nó chỉ được trang bị các dòng tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung như AIM-7 và AIM-9. Nguồn ảnh: Airliners.net

AIM-120 AMRAAM là dòng tên lửa không đối không tầm xa chủ lực của Mỹ và nhiều nước đồng minh trên thế giới hiện nay, nó có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm. AIM-120 có thể được triển khai trên hầu hết các máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất như F/A-18, F-22, F-35, F-15 và F-16. Nguồn ảnh: Redstar.gr

Biến thể AIM-120 tiêu chuẩn có chiều dài 3,6m, đường kính thân 17,7cm, sải cánh 52,5cm và trọng lượng khoảng 150kg. Tên lửa mang đầu nổ phá mảnh 18-22kg tùy biến thể với ngòi nổ RADAR chủ động kết hợp với đó là hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động pha cuối. Nguồn ảnh: dunkbear.egloos.com

Tầm bắn hiệu quả AIM-20 ở biến thể AIM-120D có thể lên đến hơn 160km, tốc độ hành trình bay của tên lửa có thể đạt tới Mach 4 (tương đương 4.900km/h). Trong chiến đấu, tên lửa sẽ tiếp nhận thông tin vị trí mục tiêu từ máy bay trước khi phóng và sau khi được triển khai giữa hành trình bay tên lửa vẫn sẽ cập nhận lệnh dẫn đường qua liên kết datalink giữa máy bay với tên lửa. Một khi radar chủ động trên AIM-120 ở cự ly phù hợp kích hoạt, radar sẽ tự xác định mục tiêu và lái tên lửa. Nguồn ảnh: American Innovation.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/su-that-dong-troi-ve-tiem-kich-f-16-cua-han-quoc-798782.html