Sốc: Ngôi làng có hàng trăm người tâm thần ở Indonesia

Indonesia có những ngôi làng với hàng trăm người bị bệnh tâm thần, suy dinh dưỡng trầm trọng và sinh tồn rất khổ sở.

Ở Indonesia có những ngôi làng nơi mà tồn tại hàng trăm người bị bệnh tâm thần.

Ở Sidoharjo, Karangpatihan và Krebet, cả thanh thiếu niên và người lớn đều bị chậm phát triển về thể chất ở mức nghiêm trọng. Những người này còn bị gọi là “Kampung Idiot” (tạm dịch: Người ngốc Kampung), hầu hết trong số họ đều mắc phải hội chứng Down.

Có tất cả hơn 400 người ở Sidoharjo, Karangpatihan và Krebet, thuộc Ponorogo, miền Đông Java, Indonesia bị khuyết tật cả về thể chất và tinh thần. Họ phải sống trong điều kiện tồi tàn với những gia đình có mức thu nhập chỉ từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng mỗi tháng.

Điều kiện sống nghèo khổ, suy dinh dưỡng, thiếu i-ốt, loạn luân... là nguyên nhân khiến nhiều người bị khuyết tật tâm lý xã hội.

Bệnh nhân đều là những người sống dưới mức nghèo khổ, bị suy dinh dưỡng nặng, suy giảm thị lực, khiếm thính… Người dân và quan chức chính phủ Indonesia cho rằng việc loạn luân, thiếu i-ốt và suy dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu khiến họ trở nên như vậy.

Cậu bé Faiz 10 tuổi mắc hội chứng Down và chỉ có thể ở trong nhà.

Một thực tế phổ biến ở những làng này là họ nhốt hoặc xích người bệnh lại. Chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm đeo xiềng xích vào chân từ năm 1977 nhưng cho đến nay hiện tượng này vẫn diễn ra.

Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), có 57.000 người Indonesia từng bị xiềng xích 1 lần trong đời. Hiện tại ở nước này đang có 18.800 người bị cùm chân.

Những người bị tâm thần đều bị nhốt hoặc xích lại.

Một báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền về vấn đề này đã được công bố vào hôm qua 28/3. Báo cáo dài 74 trang mang tên: “Sống trong địa ngục: Lạm dụng chống lại người khuyết tật tâm lý xã hội ở Indonesia”, chỉ trích việc bệnh nhân tâm thần ở Indonesia bị xích, nhốt trong điều kiện tồi tàn, mất vệ sinh.

Việc trói bằng dây xích là bất hợp pháp ở Indonesia từ gần 40 năm trước, nhưng hiện tại hành vi này còn đầy rẫy trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực nông thôn – nơi mà dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế và người dân tin vào cái gọi là “linh hồn ác”, theo HRW.

“Đáng ra không nên tồn tại một bệnh nhân nào bị xiềng xích vào năm 2016 nữa. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đó thực sự là một cuộc sống như trong địa ngục”, Kriti Sharma, nhà nghiên cứu quyền khuyết tật, đồng tác giả của báo cáo chia sẻ với AFP.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo DailyMail)

Xem thêm video Tin tức:

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/soc-ngoi-lang-co-hang-tram-nguoi-tam-than-o-indonesia-a139004.html