Số mệnh, phúc lộc con người phải chăng đã được định sẵn? Nhìn mặt biết trước tương lai

Vì sao người ta có thể biết trước được tương lai, quá khứ của một người nào đó chỉ bằng cách xem tướng mặt?

Con người sinh ra nhiều người có các điều kiện gần như nhau, tại sao người này thì thành đạt dễ dàng, người khác lại thất bại thảm hại?

Có người luôn luôn gặp may mắn, thuận lợi cứ tự nhiên đến để họ “Tọa hưởng kỳ thành”; có người lại liên tiếp bị tai họa, có khi toàn ” tai bay vạ gió”, đến nỗi không ngóc đầu lên được, công lao rèn luyện học tập đành trở thành vô dụng.

Nhiều người có học vấn, không tin ở số mệnh, cho là do “ngẫu nhiên”, do gặp may hay vận rủi hết, mà may rủi thì thời nào cũng có. Còn lại là do cá tính và quyết tâm của từng người tạo ra cả, họ cho số mệnh chỉ là điều mê tín nhảm nhí, không đáng tin cậy.

Có những người tin vào số mệnh, ông trời đã định đoạt

Vận số không phải chỉ chi phối đời người mà còn chi phối cả thời cuộc! Tại sao có thời đại thế giới lại sản sinh ra rất nhiều người tài giỏi còn lưu tên tuổi đến ngày nay, trái lại có thời kỳ thế giới lại lâm vào suy thoái toàn cục chiến tranh, chết chóc, lụt lội cùng đủ loại thiên tai?

Chuyện kể như sau:

Lúc Viên Thiên Cang – người tinh thông tướng thuật sống vào cuối nhà Tùy, đầu nhà Đường mới tới Lạc Dương, sau khi đã sắp xếp ổn thỏa chỗ ở tại đây thì trong nhà ông lúc nào cũng rất đông người đến chơi. Bất luận là những vị quan lớn, sự nghiệp hiển vinh trong triều đình hay là nhân sĩ các cấp trong xã hội đều thường xuyên lui tới đây.

Lúc ấy ba người là Đỗ Yêm, Vương Khuê, Vi Đĩnh đều đến gặp Viên Thiên Cang để nhờ ông xem tướng cho. Viên Thiên Cang nhìn Đỗ Yêm rồi nói:“Vị quan này, bên trái mũi đầy đặn rõ rệt, gương mặt phóng khoáng”.

Ông lại nhìn Vương Khuê và nói: “Vị quan này có đường nối từ hai cánh mũi xuống khóe miệng thẳng và rõ nét, hơn nữa, thiên đình và địa các thẳng nhau. Cho nên, từ hiện tại mà đoán thì nội trong mười năm có thể làm đến chức quan ngũ phẩm.”

Sau đó, Viên Thiên Cang lại nhìn Vi Đĩnh và nói: “Vị quan nhân này có khuôn mặt với đường nét và góc cạnh rõ ràng, nhất định sẽ có quý nhân trợ giúp. Lúc mới đầu sẽ nhậm chức quan võ.”

Có người lại chỉ tin vào 'điều mình làm' để thay đổi vận mệnh

Sau rồi, ông mới nói với Đỗ Yêm rằng: “Sau hai mươi năm nữa, ta e rằng ba vị hiền sĩ sẽ đồng thời bị trừng phạt, bị cách chức. Nhưng mà điều này chỉ là tạm thời thôi, rất nhanh chóng các vị lại được triệu hồi và trả lại địa vị.”

Không lâu sau, Đỗ Yêm được lên chức quan Ngự Sử. Trong năm Đường Cao Tổ Vũ Đức, Đỗ Yêm lại làm chức Thiên sách phủ binh tào. Vương Khuê nhậm chức Trung doãn, thuộc hạ của Thái Tử. Vào những năm cuối triều nhà Tùy, Lý Thế Dân cũng tiến cử Vi Đĩnh.

Năm thứ sáu niên hiệu Vũ Đức, ba người họ đều bị đi đày, lưu vong đến Tuyển Châu. Lúc ba người đến địa phận Ích Châu gặp Viên Thiên Cang, Đỗ Yêm vừa khóc vừa nói: “Những lời mà Viên Công nói lúc ở Lạc Dương, tất cả đều đúng hết giống như là Thần linh báo trước vậy. Tình huống bây giờ như thế này, xin ngài hãy xem tướng cho chúng tôi một lần nữa đi!”

Viên Thiên Cang nói: “Cốt pháp của các vị còn lớn hơn cả lúc trước rất nhiều, nên không lâu nữa các vị sẽ được trở về, cuối cùng nhất định sẽ được hưởng thụ vinh hoa phú quý!”

Đến tháng 6 năm thứ chín niên hiệu Vũ Đức, ba người đều được triệu hồi trở về kinh thành. Khi trở về họ lại đi qua Ích Châu, ba người lại đến thăm Viên Thiên Cang. Viên Thiên Cang nói: “Đỗ Yêm về kinh thành sẽ được làm quan Tam phẩm, tuổi thọ thì ta không biết. Hai vị Vương Khuê và Vi Đĩnh sau này làm đến quan Tam phẩm và đều trường thọ. Nhưng đến lúc tuổi cao thì con đường làm quan không rộng mở nữa, Vi Đĩnh thì sẽ nổi bật hơn một chút.”

Đỗ Yêm trở về kinh thành thì được trao tặng Ngự Sử đại phu, kiểm soát Lại bộ thượng thư. Vương Khuê không lâu thì nhậm chức Thị trung, làm quan Thứ sử ở Đồng Châu. Vi Đĩnh nhiều năm làm quan Thứ Sử ở Mông Châu, thậm chí khi chết ông vẫn đang đương chức. Hết thảy những điều này đều đúng như lời mà Viên Thiên Cang đã tiên đoán trước đó.

Diệp An (t/h)/Khoevadep

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/so-menh-phuc-loc-con-nguoi-phai-chang-da-duoc-dinh-san-nhin-mat-biet-truoc-tuong-lai-d127241.html