Siêu vũ khí Nga khiến phương Tây choáng váng vì giá

Được giới thiệu có tính năng hơn hẳn các sản phẩm cùng loại của phương Tây, tuy nhiên giá thành của những vũ khí Nga tạo ra mới thực sự bất ngờ.

Siêu hạm giá rẻ

Hãng TASS dẫn lời ông Vladimir Pepelyayev thuộc Phòng triển vọng đóng tàu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylov của Nga cho biết, dù có kích thước và tính năng tương đương với tàu Mistral của Pháp nhưng giá thành của tàu Priboy do Nga đóng rẻ hơn khá nhiều.

Cụ thể, Priboy sẽ có giá khoảng 40 tỷ rub (tương đương với 675 triệu USD) và cần 5 năm để chế tạo nó. Trong khi đó, cặp tàu Mistral Pháo bán hụt cho Nga có mức giá 750 triệu USD/chiếc.

Trang bị trên tàu Priboy của Nga.

Không chỉ có ưu thế về giá thành, tàu bộ bộ trực thăng Priboy của Nga còn vượt trội trước Mistral của Pháp ở nhiều tính năng. Theo hãng tin Nga RT, tàu đổ bộ trực thăng Priboy có lượng giãn nước đầy tải 24.000 tấn, nhỉnh hơn Mistral với 21.300 tấn. Tốc độ tối đa của Priboy sẽ là 22 hải lý/h, còn Mistral có tốc độ tối đa 19 hải lý/h.

Priboy có thể chở 16 trực thăng tấn công và trực thăng chống ngầm hạng nặng, khoảng 50 xe bọc thép và 6 tàu đổ bộ, bao gồm tàu đổ bộ đệm khí và tàu đổ bộ thông thường cao tốc. Trong khi đó, Mistral chỉ mang được tối đa 4 tàu đổ bộ đệm khí và cao tốc.

Siêu tăng cạnh tranh

Không chỉ có tàu đổ bộ Priboy, siêu tăng Aramta của Nga còn gây bất ngờ hơn khi Moscow công khai mức giá thành phẩm của một chiếc tăng thế hệ mới này.

"Chúng tôi có kế hoạch sản xuất hàng loạt xe tăng Armata vào trong năm 2018. Chi phí của Armata chắc chắn sẽ thấp hơn các mẫu xe tăng của phương Tây hiện nay", Phó giám đốc của Tập đoàn Uralvagonzavod, ông Vyacheslav Khalitov tiết lộ.

Được biết, ngay trước khi ông Khalitov tiết lộ những thông tin trên, khi trả lời hãng Sputnik, ông Oleg Siyenko, Giám đốc tập đoàn Uralvagonzavod đã tiết lộ thông tin giật mình về mức giá của T-14 Armata.

Tăng Armata.

Cụ thể, mức chi phí để sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 Armata sẽ là 250 triệu rúp/chiếc (tương đương 3,7 triệu USD) - mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu (7,5 triệu USD). Với mức gia này, T-14 Armata trở nên rất cạnh tranh với các đối thủ tới từ Mỹ và châu Âu trên thị trường xuất khẩu.

Cụ thể, các đối thủ cạnh tranh với tăng Armata, như Leopard 2 của Đức, M1 Abrams của Mỹ và Challenger 2 của Anh có chi phí đắt đỏ hơn nhiều (từ 6,8 đến 8,6 triệu USD/chiếc). Chỉ xe tăng chủ lực Type 99 của Trung Quốc là có giá rẻ hơn, với chi phí khoảng 2,6 triệu USD.

Mức giá thấp của Armata, được nhà sản xuất quảng bá là chiếc tăng hiện đại nhất thế giới, chủ yếu nhờ việc đồng ruble mất giá tới 50% so với đồng USD, tính từ đầu năm 2014, Sputnik cho biết.

Theo ông Victor Murakhovski, một thành viên trong hội đồng chuyên gia thuộc Ủy ban Công nghiệp - Quốc phòng Nga, thông số kỹ thuật của T-14 Armata vượt trội hơn đáng kể so với đối thủ Mỹ.

"Nếu so sánh thông số kỹ thuật trên giấy tờ, hiệu quả hỏa lực và mức độ bảo vệ của lớp giáp trên Armata vượt trội hơn Abrams từ 30-40%. Về giá cả, cần lưu ý rằng khi mua xe tăng, còn có các chi phí đi kèm về đạn dược, cơ sở bảo dưỡng, đào tạo kíp xe…

Vì điều này, giá một chiếc xe tăng sẽ đắt đỏ hơn nhiều nếu xét trên từng đơn vị riêng lẻ", ông Murakhovski giải thích và cho biết thêm, chính vì vậy mức giá của Armata được đưa ra là rất hấp dẫn đối với khách hàng.

Clip tăng Armata bắn đạn thật cùng T-72 trong thử nghiệm

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/sieu-vu-khi-nga-khien-phuong-tay-choang-vang-vi-gia-3339370/