Sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều vượt chỉ tiêu

Các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, thương mại đều tăng trưởng và đặc biệt việc kiềm chế nhấp siêu ở mức thấp là một trong những điểm nhẩn quan trọng mà ngành Công Thương đã đạt được trong 9 tháng qua.

CôngThương - Đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ tại thị trường nội địa, bình ổn thị trường cuối năm, hoàn thành tốt và đạt chất lượng những chỉ tiêu được giao cho cả năm 2010 là những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn ngành phải thực hiện trong quý 4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã nhấn mạnh tại buổi giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương diễn ra ngày 4/10/1010. Sản xuất, tiêu thụ nội địa và XK đều vượt chỉ tiêu. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Lê Văn Được cho biết: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đến hết quý 3/2010 đã tăng cao hơn kế hoạch đề ra cho cả năm, đạt 13,8% thay cho kế hoạch năm là 12%. Đầu tư phát triển được đẩy mạnh, xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao đạt 20,5% với 51,5 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu đạt 60,8 tỷ USD. Các ngành sản xuất trọng điểm như điện, công nghiệp chế biến, sắt thép dệt may, da giày đều có mức tăng trưởng cao. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 9 ước đạt 70,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ và tính chung 9 tháng qua đã đạt 574,4 nhìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Ông Được cho rằng, với mức tăng trưởng này thì kế hoạch thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 dự kiến tăng 14% là có thế thành hiện thực. Một điểm sáng trong bức tranh của ngành Công Thương 9 tháng qua chính là sự phát triển mạnh của thị trường nội địa, thị trương tương đối ổn định và không xảy ra “sốt” hàng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 9 ước đạt 134.879 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng 8 và đưa kết quả của 9 tháng qua lên 1.146.161 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2009. Thị trường trong nước đã rất sôi động, các chương trình xúc tiến thương mại được triển khai tích cực, nguồn cung hàng hóa luôn được đảm bảo trong những ngày lễ tết. Đặc biệt, góp phần vào phục vụ kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, ngành Công Thương mà cụ thể là Sở Công Thương Hà Nội đã có sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn cung, đảm bảo các điểm bán hàng bình ổn giá, phục vụ đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng thủ đô. Tổng công ty Xăng dầu cũng đã lên kế hoạc và đảm bảo hoàn thành việc cấp xăng dầu cho thị trường Hà Nội trong những ngày đại lễ. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đánh giá: qua công tác kiểm tra việc thực hiện dự trữ và bình ổn hàng hóa trên địa bàn thủ đô trong những ngày diễn ra Đại lễ, Sở Công Thương Hà Nội đã thực hiện rất tốt việc chủ động tìm nguồn hàng, giá cả. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa khâu truyền thông để người dân biết được cụ thể các điểm bán hàng bình ổn giá, không gây xáo trộn khi nguồn cung bị hạn chế do cấm xác xe vận chuyển vào thủ đô trong dịp này. Nói về kiềm chế nhập siêu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vui mừng thông báo: Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã có được con số nhập siêu thấp hơn nhiều so với kim ngạch XK. Theo đó, cán cân thương mại tháng 9 ở mức nhập siêu ước khoảng 1,05 tỷ USD, bằng 17,2% kim ngạch XK và tính chung 9 tháng qua, nhập siêu ở mức 8,57 tỷ USD, bằng 16,6% kim ngạch XK. Bộ trưởng nhấn mạnh: Với một nước có nền kinh tế đang phát như VN, tỷ lệ nhập siêu dưới 20% so với kim ngạch XK là phải chấp nhận và sẽ giảm dần trong những năm tiếp theo. Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2015 thì tỷ lệ giảm nhập siêu sẽ ở mức 14-15%. Tiêu thụ hàng Việt: Cần thực hiện liên tục và dài hạn Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng Hàng Việt Nam và bình ổn giá cả thị trường mà ngành Công Thương là một “mắt xích” quan trọng trong việc triển khai thời gian qua đã gặt hái được những kết quả bước đầu. Ông Phạm Đức Tiến, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: bên cạnh các chương trình khuyến mãi diễn ra rầm rộ, ngành Công Thương Hà Nội đã tiếp tục triển khai đợt 2 chương trình người Việt ưu tiên dùng hàng Việt với việc tổ chức 31 phiên chợ tại 7 huyện. Không chỉ các DN thương mại mà nhiều DN sản xuất đã triển khai đại lý tới địa bàn nông thôn, bước đầu có sự ổn định hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều ý kiển từ các sở Công Thương cho rằng, cần phải có kế hoạch dài hạn và cụ thể hơn cho chương trình này mới mong gặt hái được thành công. Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh chia sẻ: chúng tôi đã đang và sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở Công Thương trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc xây dựng phát triển nguồn hàng, để đảm bảo cung ứng hàng ổn định, không có sốt hàng đột biến. Hướng của TPHồ Chí Minh là xây dựng hệ thống bán lẻ, bình ổn các mặt hàng thiết yếu. Thành phố sẽ xây dựng các hệ thống mạng lưới, các cửa hàng bán hàng ổn định cho các khu vực có nhu cầu như các KCN, các vùng ngoại thành; phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại theo chuỗi phân phối lớn trong thành phố và các tỉnh lân cận. Bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương bày tỏ: Bình Dương đã tổ chức được 17 phiên chợ nông thôn, chợ công nhân và đều đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, qua dư luận của người tiêu dùng, hàng hóa chưa phong phú, chưa thỏa mãn nhu cầu do mỗi phiên chợ chỉ có khoảng 20- 25. Bởi thế, không thể trách người tiêu dùng khi không mua hàng của mình, mà các tổng công ty, DN cần quảng bá sản phẩm thì nên liên hệ với Sở Công Thương các tỉnh để phối hợp cùng đưa hàng Việt về nông thôn, mở rộng và đa dạng háo chủng loại sản phẩm. Theo bà Điền, Bộ Công Thương nên duy trì chương trình “Tuần hàng Việt”, có sự quảng bá sản phẩm Việt Nam chung cho cả nước thì sẽ ghi được hình ảnh trong lòng người tiêu dùng tốt hơn. Từng địa phương làm sẽ không có nhiều hiệu quả. Đồng quan điểm này, Ông Phan Văn Đa, Giám đốc sở Công thương Lâm Đồng bộc bạch: việc đưa hàng Việt về nông thôn trong thời gian qua đã có nhiều kết quả tốt nhưng mới chỉ làm phần ngọn chứ chưa làm phần gốc. Tại mỗi địa phương mở các phiên chợ hàng Việt được 1-2 ngày là rút hết. Vì thế, để việc này có ý nghĩa thực tế thì các DN phải có đại lý ổn định và lâu dài thì hàng hóa mới “ở lại” với người dân, Bộ phải l àm cách nào để hàng hóa cắm rễ lại thị trường nông thôn chứ không chỉ là những phiên chợ giới thiệu. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá: Chúng tôi rất đồng tình về các ý kiến đã nêu. Đề nghị các DN, các thành phần kinh tế quan tâm đến việc đưa hàng về nông thôn không phải theo chiến dịch, theo đợt mà phải có hệ thống phân phối, đại lý. Đối với vai trò của nhà nước, Bộ Công Thương đã có thỏa thuận với Liên minh các Hợp tác xã thực hiện thí điểm ở một số địa phương, huy động các HTX nông nghiệp ở các địa phương tham gia làm đại lý phân phối hàng hóa của DN, thu mua sản phẩm của nông dân, làm đại lý sản phẩm nông nghiệp... tiến tới nhân rộng mô hình này ra toàn quốc. Để nhân rộng kết quả việc bình ổn giá của thành phố Hồ Chí Minh cũng như đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng Việt, ngày 6/10 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ chủ trì cuộc trực tuyến về vấn đề này tại hai đầu cầu của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với 22 Sở Công Thương, 2 tổng công ty và đại diện các bộ, ngành. Quý 4: Các ngành mũi nhọn phải dốc toàn lực Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giao cho các đơn vị trong ngành Công Thương. Theo đó, trong quý 4, Chính phủ đặt quyết tâm CPI không tăng quá 1,5% để đạt mục tiêu tăng trưởng CPI cả năm là khoảng 8%. Bởi thế, các đơn vị, tổng công ty cần Tập trung cho sản xuất, đầu tư cho XNK như đã làm trong thời gian qua với mục tiêu thực hiện được các chỉ tiêu được giao, thực hiện có chất lượng và hiệu quả. Phát triển thị trường trong nước cần đặc biệt quan tâm tới quý 4 bởi giá cả có thể có nhiều biến động do các ngành hoàn thành kế hoạch năm và gối đầu sang năm sau. Sức ép về mặt hàng hóa, giá cả là rất lớn nên yêu cầu bình ổn giá là quan trọng; DN cần đảm bảo đủ hàng, các sở đảm bảo bình ổn giá. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt, nhất là tại các tổng công ty, các dự án đầu tư trong ngành phải ưu tiên sử dụn thiết bị trong nước sản xuất để kiềm chế nhập siêu. Trong những tháng cuối năm, việc cũng cần đẩy mạnh các hoạt động hội nhập, ngoài hội nghị cấp cao Asean vào tháng 10 thì còn nhiều hiệp định thương mại tự do đã ký và cần triển khai đàm phán các hiệp định với nhiều nước khác. Đặc biệt, ngành điện phải chủ động triển khai khắc phụ khó khăn, đưa ra giải pháp những tháng cuối năm đảm bảo nhu cầu phục vụ đời sống và các phương án cụ thể cấp điện cho năm 2011. Tổng công ty Điện lực Việt Nam cũng phải chuẩn bị báo cáo cho Chính phủ giải pháp căn cơ về điện trong năm tới và những năm tiếp theo, đảm bảo điện cho sản xuất và đời sống nhân dân. Nhu cầu tiêu thụ điện những tháng cuối năm rất lớn, ngành điện cần cân đối, nếu nguồn cung từ dự án điện dùng khí phải tạm dừng để bảo dưỡng thì huy động dầu để đảm bảo đủ điện cho hệ thống. Tập đoàn Than và Khoáng sản cố gắng khắc phục khiếm khuyết kỹ thuật giai đoạn đầu ở nhà máy điện Sơn Động, Cẩm phả... để sớm đưa các nhà mày này vào hoạt động phục vụ nền kinh tế. Thùy Linh

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/details/chuyen-dong-cong-thuong/san-xuat-xuat-khau-va-tieu-thu-noi-dia-deu-vuot-chi-tieu/32/0/38850.star