Săm soi các thói quen sử dụng điện thoại thú vị vòng quanh thế giới

"Nhập gia tùy tục", cách nghe, sử dụng điện thoại ở các quốc gia thường có nhiều nét khác biệt thú vị.

- Người Mỹ thường rất "tuân thủ" việc tắt hoặc ít nhất là để điện thoại vào chế độ yên lặng khi ở những nơi công cộng như rạp chiếu phim, nhà thờ hay nhà hàng.

- Ở Mỹ, cũng có phép lịch sự "bất thành văn" là bạn không nên nói chuyện điện thoại quá to ở những noi công cộng. Điều này là để tránh làm phiền những người xung quanh.

- Trừ khi có việc gấp hoặc đã được cho phép trước đó, bạn không nên gọi ai sau 9 giờ tối.

- Người Ai Cập thường nói với nhau những câu hỏi thăm xã giao hoặc những câu nói đùa qua điện thoại trong tới 5 phút trước khi thực sự đi vào vấn đề. Tuy nhiên, sau khi cuộc hội thoại bắt đầu, họ luôn đảm bảo chú ý 100% đến người ở đầu dây bên kia.

- Người Ai Cập cũng hoàn toàn thoải mái trong việc cho một người lạ vừa mới gặp số điện thoại.

- Khi gọi một người Nga, họ có thể không nói gì khi nhấc máy hoặc sẽ hỏi "ai ở đầu dây bên kia vậy?". Người Nga rất "thận trọng" khi nghe điện thoại.

- Người Nga cũng rất thích sử dụng nhạc chờ. Vì thế, khi gọi một người Nga, bạn nhiều khả năng sẽ được nghe một bài nhạc sôi động trước khi họ nhấc máy. Dù vậy, việc sử dụng hộp thư thoại ở Nga lại không quá phổ biến.

- Ở Brazil, hành động không nghe máy thực sự là một điều bất lịch sự, Một số người thậm chí còn sẵn lòng nghe máy... cả trong rạp chiếu phim. Tuy nhiên, hầu hết sẽ bước ra ngoài trước khi nghe máy.

- Người Brazil cũng nói rất nhiều từ "uh" khi nghe máy với mục đích được cho là để cho đầu dây bên kia biết họ vẫn đang nghe máy vì chất lượng sóng đôi khi không tốt.

- Bạn cũng đừng bất ngờ khi biết người Brazil sẽ hỏi "ai ở đầu dây bên kia" mặc dù họ chính là... người gọi.

- Người Pháp coi việc nói quá to khi trò chuyện điện thoại là bất lịch sự.

- Cũng giống như ở Mỹ, bạn không nên nghe điện thoại ở những nơi công cộng, kể cả trên các phương tiện di chuyển công cộng. Người Pháp cũng đặt điện thoại vào chế độ yên lặng khi ăn tối.

- Người Pháp rất thận trọng trong việc đưa ra các thông tin cá nhân qua điện thoại,trừ khi họ thực sự chắc chắn ai là người ở đầu dây bên kia.

- Người Trung Quốc khá thoải mái trong việc nghe điện thoại. Họ có thể nghe máy bất kì đâu, bất kì nơi nào và thậm chí còn sẵn sàng ngắt một cuộc trò chuyện mặt đối mặt để nghe điện thoại.

- Hộp thư thoại cũng không phổ biến ở quốc gia tỷ dân và họ được cho là cũng không quá thích việc nhắn tin.

- Ở Ấn Độ, việc gọi điện thoại và nghe máy sau 10 giờ đêm là điều bình thường. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nghe thấy ai đó nói chuyện điện thoại trong thư viện.

- Người Ấn Độ thường xuyên nhắn tin mặc dù cước tin nhắn có khi còn đắt hơn phí dịch vụ gọi điện thoại.

- Đối với người Nhật Bản, việc nghe điện thoại ở nơi công cộng, có nhiều người lạ được coi là bất lịch sự. Thực tế, ở đất nước này, bạn sẽ nhìn thấy nhiều biển báo nhắc nhở bạn không nên sử dụng điện thoại ở một số nơi nhất định.

- Việc nói chuyện điện thoại, nhắn tin khi tham gia giao thông bị cấm, tuy nhiên nó vẫn khá phổ biến ở Nhật.

- Ở Anh, sau từ 6 đến 10 hồi chuông nhưng không ai nghe máy, nhiều khả năng bạn sẽ nghe thấy máy trả lời tự động vang lên. Trả lời tự động là dịch vụ rất phổ biến tại đây.

- Vừa ăn vừa nói chuyện điện thoại bị người Anh coi là cực kì bất lịch sự.

- Người Thái Lan được biết đến với "đặc sản" nghe điện thoại cả trong những thời điểm điên rồ như khi đang họp hay phỏng vấn việc làm. Tại một số nước như Mỹ, sau bốn hồi chuông nhưng không được trả lời, họ thường dừng cuộc gọi nhưng với người Thái Lan, họ sẽ để máy đổ chuông cho tới khi có người nghe máy.

- Trong công việc, sẽ là bất lịch sự nếu bạn không nghe máy.

(Tổng hợp)

Theo Cú Mèo / Trí Thức Trẻ

Nguồn Kênh 14: http://kenh14.vn/sam-soi-cac-thoi-quen-su-dung-dien-thoai-thu-vi-vong-quanh-the-gioi-20161015220716947.chn