Rút kinh nghiệm trong thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục

Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có văn bản số 333/SGDĐT-KTKĐ gửi Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thành phố; Hiệu trưởng các trường THPT về việc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục.

Theo văn bản này, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về lĩnh vực công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), từ năm học 2009-2010 đến nay, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã chỉ đạo, nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác KĐCLGD, vẫn còn một số đơn vị, cá nhân thực hiện thiếu quy trình, chưa đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Ninh Bình, cụ thể:

Về công tác tự đánh giá: Còn một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường chưa nhận thức đúng về kiểm định chất lượng, chưa hiểu rõ bản chất, quy trình, cách triển khai tự đánh giá, chưa cập nhật thường xuyên, đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến giáo dục để vận dụng trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Trong quá trình thực hiện hoạt động tự đánh giá, một số trường đã hiểu sai về mục đích, ý nghĩa, vai trò của công tác kiểm định chất lượng, triển khai không đủ quy trình nên hiệu quả của hoạt động này không cao, thậm chí là hình thức (chỉ tập trung hoàn thành báo cáo tự đánh giá, chứ không triển khai hoạt động tự đánh giá theo quy trình 6 bước).

Khi thực hiện việc thu thập, xử lý, phân tích, sử dụng, lưu trữ và bảo quản minh chứng, nhiều nhà trường gặp khó khăn, phải phục chế lại các minh chứng gây mất nhiều thời gian công sức, gây bức xúc cho cán bộ, giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ.

Nhiều báo cáo tự đánh giá còn những khiếm khuyết như: có sự mâu thuẫn trong tiêu chí hoặc giữa các tiêu chí; mô tả hiện trạng chưa đầy đủ, thiếu tính thuyết phục, chưa sát với hiện trạng mà trường có, chưa rút ra được đúng, đủ về điểm mạnh, điểm yếu; các minh chứng còn nghèo nàn, chưa đủ sức thuyết phục; ít phân tích, đánh giá các hoạt động của nhà trường đối với các tiêu chí cần đánh giá; kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung, không sát với yêu cầu của tiêu chí, chưa thể hiện rõ thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, chưa xác định được các yêu cầu về nhân lực và vật lực hiện có.

Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí chưa bám sát vào nội hàm của từng tiêu chí, đánh giá không đúng thực trạng và cấp độ mà nhà trường đạt được còn nặng về thành tích.

Về thẩm định hồ sơ: Việc công khai báo cáo tự đánh giá và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ch¬ưa đ¬ược một số tr¬ường coi trọng nên báo cáo chất lượng không tốt, không phản ánh đúng thực trạng về chất l¬ượng giáo dục của nhà trường.

Vẫn còn phòng GD&ĐT chưa làm tốt công tác thẩm định hồ sơ cho các nhà trường, cũng như còn hạn chế về công tác tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ KĐCLGD cho các nhà trường.

Về công tác đánh giá ngoài: Một số đoàn đánh giá ngoài chưa làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ các nhà trường trong việc đánh giá chính xác hiện trạng và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng; còn buông lỏng, nể nang, xê xoa, chạy theo thành tích, đánh giá không sát kết quả mà nhà trường đạt được...

Sở GD&ĐT cũng có những yêu cầu cụ thể đối với các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục, các đoàn đánh giá ngoài để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/rut-kinh-nghiem-trong-thuc-hien-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-3159653-v.html