Rợn người với những hủ tục có một không hai ở Việt Nam: Đẽo sọ người chết để cầu may

Họ đẽo sọ của người chết thành các đồng xu nhỏ, sau đó nhập vào đá mong muốn linh hồn được siêu thoát và tồn tại vĩnh cửu, đây là tập tục đã tồn tại hàng trăm năm

Rợn gáy với tục đẽo sọ người

Có hai hệ phái Chăm Bàni (theo đạo Hồi) và Chăm Bà La Môn (theo đạo Bà La Môn). Trong đó, cộng đồng Chăm Bà La Môn có tục hỏa táng người chết rất đặc biệt, họ đẽo đầu người chết thành các đồng xu nhỏ, sau đó nhập vào đá mong muốn linh hồn được siêu thoát và tồn tại vĩnh cửu, đây là tập tục đã tồn tại hàng trăm năm của người chăm Ninh Thuận”.

Những phiến đá được gắn xương xọ người chết đẽo hình đồng xu

Trong cộng đồng người Chăm, cũng có sự phân biệt các tầng lớp trong xã hội. Chỉ riêng phần hộp sọ được đẽo thành hình đồng xu, gắn vào đá để thờ, còn các phần xương còn lại đều được thiêu đốt thành tro...

Tập tục quy định người chết dưới 15 tuổi chỉ chôn, không được thiêu. Với người từ 15 tuổi trở lên, chia thành hai trường hợp: Chết bình thường (vì bệnh, vì già cả) sẽ được thiêu tươi; chết không bình thường (vì tai nạn xe cộ, vì thú dữ, chết vào ngày hết trăng, mùng một) sẽ được thiêu khô. Trường hợp thiêu khô còn bao gồm lí do khác như: Gia đình người chết không có tiền bạc, họ chôn tạm, chờ khi có tiền, chọn ngày lành tháng tốt để hỏa thiêu. Ngoài ra, trường hợp khi hấp hối có sự chứng kiến của người thân được xem là “chết tốt”, ngược lại là “chết xấu”.

Các nghĩa địa Kut thường nằm ở những nơi đồng không mông quạnh, vắng người qua lại và đều được quét màu sơn sặc sỡ, mang lại cảm giác ấm áp. Các Kút được xếp hàng ngang hướng về phía Bắc, vị trí ở giữa thường của người sáng lập ra dòng họ, bên phải là tượng Kut của nữ giới, bên trái là tượng Kut của đàn đông. Sau lễ cúng bái, cầu nguyện, lễ nhập Kut sẽ được tổ chức vào buổi chiều do thầy cúng đảm nhận. Lúc này những đồng xu hộp sọ đã được tẩy trần bằng nước mưa tinh khiết, bằng rượu nồng thơm tho. Trước sự chứng kiến của gia đình, những già làng, các vị chức sắc và đông đảo người dân, thầy cúng sẽ gom các hộp chứa các mảnh xương, chôn xuống dưới tượng Kut khoảng nửa mét.

Kỳ lạ phong tục treo quan tài lơ lửng của người Pa kô

Người Pa kô bao đời nay vẫn còn lưu giữ tục táng treo vô cùng kỳ lạ. Đến một chu kỳ nhất định, họ khai quật mả người chết lên, sau đó bỏ vào những cái A Pổ (cái tiếu) rồi đặt nằm rải rác trên mặt đất suốt năm tháng. Nhưng kỳ lạ, sau khi an táng treo, người dân trong làng sẽ bị cấm đến nghĩa địa để thăm viếng mộ người nhà. Nếu để người làng bắt được, họ sẽ bị bắt vạ. Xung quanh tục táng treo này, tồn tại rất nhiều câu chuyện kỳ bí đến rợn người.

Những ngôi nhà mồ xiêu lạc, đổ nát

Người chết được chôn xuống đất sau 3-5 năm, thậm chí đến 10 năm thì được cất lên làm lễ cải táng rồi đưa vào trong những cái Piêng (lăng mộ). Điều đặc biệt là trước đó, những chiếc quan tài sẽ được treo lơ lửng giữa không gian.

Mỗi Piêng có ít nhất 3 tiểu, bởi theo tập tục, mỗi lần cải táng phải từ 3 người trong họ trở lên. Lễ nghi này thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của con cháu đối với đấng sinh thành.

Phơi xác 7 ngày, cả bản ăn cỗ

Đồng bào người H'Mông ở Mường Lát - Thanh Hóa là một trong những dân tộc thiểu số có nét sinh hoạt văn hóa phong phú, đặc sắc và bề dày lịch sử.

Trong việc ma chay, theo phong tục của người H'Mông, khi có người chết, gia đình không bỏ vào quan tài ngay mà để người chết nằm ở bên ngoài từ 5 đến 7 ngày.

Nếu người thân chết mà bỏ ngay vào quan tài là trái với tục lệ, làm như vậy sau khi chôn cất, linh hồn người chết sẽ không được “siêu thoát”, không được tổ tiên đón lên trời, kéo theo nhiều người chết sau đó và sẽ gây phiền hà cho người đang sống, gây ra bệnh tật, ốm đau, làm ăn lụi bại.

Vì thế, khi có người thân mất, các gia đình người H'Mông thường đặt người đã khuất vào cáng hay để trên một tấm ván treo lên sát vách giữa gian nhà.

Khi một người trong gia đình chết, người thân của họ vẫn coi như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt như thường ngày. Theo đó, mọi người vẫn đút cơm, nước vào miệng cho người chết. Sau nhiều ngày, thức ăn lên men, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn tiếp tục đút cơm như thế.

Ảnh từ internet

Thêm vào đó, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải khi mặt trời lặn mới được khiêng người chết vào nhà.

Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem “phơi nắng” người chết từng đó ngày. Có người đưa ra một hai ngày, nhưng có người đưa ra hàng tuần trời, kể cả chân tay, đầu, tóc… rời ra thì họ vẫn phải “cúng” cho đúng ngày, đúng tục.

Việc để xác người chết trong nhà lâu ngày làm bốc mùi hôi thối không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường cho gia chủ mà còn ảnh hưởng đến cả những gia đình ở xung quanh.

Bảo Dung (tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/ron-nguoi-voi-nhung-hu-tuc-co-mot-khong-hai-o-viet-nam-deo-so-nguoi-chet-de-cau-may-203168/