Rợn người với cảnh tượng ân ái nhầy nhụa của giun đất

Có vẻ ngoài không lấy gì làm dễ nhìn, khi giun đất giao phối, chúng còn khiến cho người xem ghê rợn hơn.

Giun đất là loài động vật lưỡng tính, chính vì thế không ít người đã đặt câu hỏi tại sao lưỡng tính nhưng giun đất vẫn phải giao phối? Thực chất, mặc dù lưỡng tính, có khả năng tự sinh sản nhưng giun đất giao phối bởi nhiều nguyên do khác nhau.

Là loài động vật lưỡng tính nhưng trứng và tinh trùng của giun đất không chín (trưởng thành) cùng lúc nên không thể tự phối.

Ngoài ra cấu tạo cơ thể của giun đất không có con đường để tinh trùng đến gặp trứng trong cùng một cơ thể.

Bên cạnh đó, còn một lý do rất quan trọng khác, đó là vai trò của việc giao phối đối với tiến hóa.

Việc giao phối luôn có lợi cho quá trình tiến hóa loài hơn là tự phối. Điều này được giải thích là do giao phối giữa hai cá thể luôn tạo ra nhiều tổ hợp gen tự phối.

Việc có nhiều tổ hợp gen khác nhau rất có ích cho chọn lọc tự nhiên. Đồng nghĩa với việc quần thể thích nghi hơn với các điều kiện tự nhiên khác nhau, điều mà tự phối không có được.

Nếu điều kiện sống đột ngột thay đổi thì quần thể có ít tổ hợp gen sẽ có nguy cơ tuyệt chủng nhiều hơn quần thể có nhiều tổ hợp gen khác nhau.

Quá trình giao phối của giun đất cũng khá ly kỳ, chúng tiến sát đến nhau theo hướng ngược đầu nhay, con này gối lên con kia, bụng sát bụng. Lúc giao phối, cả hai đều tiết ra dịch nhầy và cả hai đều hoạt động như con đực.

Chúng co cơ để tiết tinh dịch và đẩy tinh dịch vào túi nhận tinh của con kia. Khi hoàn thành nhiệm vụ chúng từ từ tách ra khỏi nhau.

Tuy vậy sau khi trao đổi tinh trùng, những tinh binh sẽ phải nằm chờ trong túi nhận tinh mà không được thụ tinh ngay vì rằng ở giun trứng lại chín chậm hơn vài ngày so với sự thành thục của tinh trùng.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/ron-nguoi-voi-canh-tuong-an-ai-nhay-nhua-cua-giun-dat-782646.html