Rau cần tây: Một nhánh mỗi ngày

Mặc dù rau cần tây giàu protid, gấp đôi so với các loại rau khác và còn được mệnh danh là “tác động nhanh” do chứa nhiều khoáng chất và sinh tố nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt, nhất là với phụ nữ có thai, người mang bệnh gout...

Cần tây thường được dùng để ăn sống như xà lách hoặc dùng chung với các loại rau củ, gia vị khác trong các món xúp, món hầm, đặc biệt khi được xào với thịt bò thì sẽ là món ngon, hợp khẩu vị của rất nhiều người. Hạ huyết áp rõ rệt Khi phân tích các chất có trong cần tây và hiệu quả của nó đối với sức khỏe, các nhà dược học đã khẳng định những nguyên tố kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất axít, nhờ đó mà rất tốt cho người mắc các bệnh do axít tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, phong thấp và bệnh gout (dùng hạt đun lấy dịch chiết rồi uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả cao hơn dùng lá tươi). Uống dịch ép từ 100 g rau cần phối hợp dịch ép củ cà rốt tươi sẽ chữa được bệnh viêm dây thần kinh (chứng bệnh gây ra do sự thoái hóa lớp vỏ bọc các dây thần kinh). Phương thuốc này giúp giảm các triệu chứng đau đớn và giúp hồi phục sự thoái hóa trên. Uống dịch ép rau cần tây và cà rốt mỗi ngày rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh như thiếu máu, ung thư máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết. Dùng một muỗng hạt cần tây ngâm 5 đến 6 giờ trong một ly sữa, sau đó lấy hạt ra nghiền và uống sẽ chữa khỏi các chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, sình bụng. Lấy 1 muỗng bột rễ rau cần tây khô hòa chung 1 muỗng mật ong, uống 2 lần mỗi ngày sẽ là một loại thuốc bổ giúp điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em và suy nhược cơ thể ở người trưởng thành. Cần tây là loại rau giàu khoáng chất và sinh tố Nước ép rau cần tây trộn với một muỗng mật ong làm thành một thức uống ngon miệng, uống mỗi tối trước khi ngủ sẽ giúp thư giãn từ từ và đi vào giấc ngủ êm ái, bình yên. Do chứa nhiều axít amin tự do cũng như tinh dầu, mannitol, inositol, vitamin nên rau cần tây cũng giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Đặc biệt là có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt (thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng); hữu hiệu trong việc chữa trị bệnh viêm khớp (lá cần tây tươi ép dịch chiết rồi uống trong ngày 2 đến 3 lần, chỉ dùng lá không lấy cọng)... Chớ lạm dụng Tuy là thứ rau ngon miệng và có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng không phải cứ ăn nhiều rau cần tây thì sẽ tốt. Thầy thuốc khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn 1 nhánh là đủ. Khi sử dụng cũng chỉ nên dùng những phần xanh tươi của thân lá mới thu nhận được nhiều vitamin. Đặc biệt, tuy rau cần tây được khẳng định rất tốt cho người mắc các bệnh do axít tăng cao trong máu, nhưng nếu ăn thường xuyên nó với thịt bò hoặc lòng của gia cầm thì lại rất dễ dẫn đến mắc bệnh gout. dịch ép từ rau cần tây rất tốt nhưng phụ nữ mang thai thì không được sử dụng trên 500 g vì ở liều lượng này cơ tử cung sẽ co thắt mạnh rất dễ gây sẩy thai. Rau cần tây có tác dụng gia tăng sự ham muốn tình dục nhưng nếu lạm dụng thì chắc chắn sẽ chuốc lấy hậu quả. Tác động nhanh Cần tây được khẳng định là loại rau giàu khoáng chất và sinh tố, đặc biệt rất giàu carotene và vitamin C. Trong 100 g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như calcium, phosphor, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm như limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic axít. Ngoài những khoáng tố, sinh tố và chất dinh dưỡng, cần tây còn chứa một tỉ lệ lớn chất kích thích tố và tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng và mạnh mẽ. Hạt rau giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích sự bài tiết, làm tăng lượng nước tiểu và đặc biệt là làm gia tăng sự ham muốn tình dục. Vì rất giàu các chất có hiệu lực nên cần tây còn có một tên gọi khác là celery, theo nghĩa Latinh là “tác động nhanh”.

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/20100306112329864p0c1050/rau-can-tay-mot-nhanh-moi-ngay.htm