Ranh giới giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và hoạt động mê tín dị đoan

Trong chương trình Cuộc sống thường ngày ngày 23/11, GS.TS Ngô Đức Thịnh đã nói về ranh giới giữa tín ngưỡng thờ Mẫu vốn rất đẹp của người Việt và hoạt động mê tín dị đoan.

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa, hồ sơ "Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt" sẽ chính thức được UNESCO xem xét công nhận trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nghi lễ chầu văn - một nghi lễ khá điển hình trong tín ngưỡng thờ Mẫu - phát triển mạnh ở Nam Định từ thế kỷ XVII và sau đó lan tỏa ra nhiều vùng trên cả nước. Cùng với những giai điệu tươi vui, sống động, nghi lễ chầu văn còn có nét đặc trưng riêng ở trang phục của người biểu diễn và những đạo cụ như nến, hương thơm, hoa tươi.

Từ một làn điệu truyền thống sử dụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, chầu văn đã dần được sân khấu hóa và được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Hiện, nghi lễ chầu văn đang trong quá trình xét duyệt của UNESCO để được công nhận là Di sản nhân loại.

Trong chương trình Cuộc sống thường ngày hôm nay (23/11), phóng viên VTV đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Ngô Đức Thịnh - một nhà nghiên cứu đã dành cả đời mình cho tín ngưỡng thờ Mẫu. Mời quý vị theo dõi qua video trên!

Nguồn VTV: http://vtv.vn/doi-song/ranh-gioi-giua-tin-nguong-tho-mau-va-hoat-dong-me-tin-di-doan-2016112318522693.htm