Răng cọp

Năm mới đang lù lù đi đến. Giờ phút này, ai cũng nghĩ về nó, tuy nhiên mỗi cá nhân nghĩ theo cách của mình.

Nó bảo tôi: - Năm nay là năm cọp, cậu ạ. Mà tại sao toàn xã hội ai cũng biết danh tiếng cọp, dù chưa gặp cọp bao giờ? Cậu trả lời câu ấy thử xem. Tôi ngớ người ra, và không sao trả lời nổi. Đúng rồi nhỉ, cọp nó làm được gì thiết thực đâu: Cọp không phát minh ra điện thoại di động, không đoạt giải Tiếng hát truyền hình, không tìm ra thuốc chữa bệnh ung thư. Cọp càng không phải danh hài. Vậy lý do gì để cọp nổi tiếng đến thế? Tèo cả cười: - Có mỗi một lý do vớ vẩn thôi, bạn thân mến ơi, đó là cọp có vẻ ngoài oai vệ. Tôi gật gù. Tèo nói chí phải. Cọp chỉ có thân thể oai vệ để dọa thiên hạ. Nói theo điện ảnh, vẻ đẹp của cọp là vẻ đẹp rất ngoại hình. Tèo vui vẻ nói: - Do đấy, tớ rút ra kết luận là muốn thành công trong cuộc sống, hay nói cách khác, muốn thiên hạ biết tới mình, cần phải có một vẻ ngoài gây ấn tượng, càng “ngầu” càng tốt. Chúng ta phải học cọp điều ấy. Chúng ta phải cố gắng bắt chước cọp. Tôi gật đầu: - Cậu nói rất đúng. Nhưng làm thế nào bắt chước bây giờ. Chúng ta không có bộ da vằn vện, không có móng vuốt sắc như dao, không có tiếng gầm vang dội như cọp thì biết thế nào bây giờ? Tèo đắc chí: - Thì chúng ta vay mượn cọp. Ví dụ như kiếm một cái răng cọp đeo vào cổ. A, đúng rồi, tôi chợt hiểu ra. Tèo đắc chí: - Đã bao nhiêu năm nay, nhiều anh hiểu như thế. Họ cố kiếm một cái răng cọp, đeo vào cổ như đeo huy chương hoặc đeo dây chuyền. Thiên hạ lập tức kính nể hẳn lên. Tôi bắt tay Tèo: - Hoàn toàn nhất trí. Hai đứa mình phải đeo răng cọp thôi. Nhưng vấn đề là kiếm nó ở đâu bây giờ? Tôi và Tèo bổ đi tìm. Sau ba ngày lặn lội ở các quầy hàng trong chợ, Tèo đưa về cho tôi một cái răng to đùng, trắng bóng, nhọn hoắt như kim khâu. Nó bảo: - Răng cọp đấy. Tớ mua rất đắt ở một cửa hàng đầy uy tín tại vỉa hè. Tôi nhìn chiếc răng đầy ngưỡng mộ. Một sinh vật có răng to như thế chắc chắn có trí tuệ phải lớn đến nhường nào. Nhưng đến khi hai đứa dùng mũi khoan khoan một lỗ để xỏ dây vào thì răng chảy ra, mùi khét bốc lên. Tôi hét: - Trời ơi, cái răng này bằng nhựa. Tèo mang răng ra nhìn kỹ thì đúng là như vậy. Đã thế, bọn gian còn chế tạo răng từ nhựa tái sinh, đeo vào không lợi cho sức khỏe. Vậy là mất tiền toi. Tèo không nản chí, nó đi kiếm răng khác. Nó dò hỏi, lân la, thì thậm với những kẻ khả nghi như mua ma túy. Nó đi mua răng mà đeo kính đen, trùm áo mưa như buôn vũ khí. Cuối cùng, nó đưa về một cái răng nặng trịch, đầy ấn tượng. - Răng cọp chính cống đây. Có giấy chứng nhận đàng hoàng. Tôi cầm cái răng lên nhìn tứ phía, thấy có vẻ rất đáng tin. Nhưng để chắc ăn, tôi và Tèo mang nó tới nhà một giáo sư. Ông ta liếc mắt qua rồi nói ngay: - Cái răng của hai anh đúng là bằng xương. Chỉ có điều chả phải xương cọp, mà xương trâu bò. Tèo tức uất lên. Nó nguyền rủa bọn buôn gian bán lận. Tèo thề nếu biến thành cọp sẽ ăn thịt hết bọn chúng. Rồi Tèo lại lên đường kiếm răng. Hóa ra việc ấy không phải dễ. Cái răng cái tóc là góc con người cũng là góc con cọp nên bọn cọp cứ giữ khư khư. Tèo lên các vùng núi cao, tìm tới những thợ săn già. Những ông thợ này là cháu của những ông thợ đã từng săn được cọp. Sau ba tuần lặn lội rừng núi, Tèo trở về khoe một chiếc răng vừa đen vừa vàng: - Răng cọp đây. Lần này thì chắc chắn trăm phần. Chỉ đeo vào cổ là ra đường thiên hạ khiếp vía. Tôi và Tèo vội vã mang răng tới giáo sư. Ông ta cầm nó lên, bóp mạnh một cái, chiếc răng vỡ vụn. Giáo sư phán: - Cái này là răng cọp thì đúng rồi. Nhưng là răng sâu. Con cọp này ăn không đánh răng! Lê Hoàng

Nguồn Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/201004/20100124001901.aspx