Rắn biển 'nuốt sống' cá chình điện và cái kết bất ngờ

Một đoạn clip ghi lại cảnh cá chình điện bị rắn biển 'nuốt sống' từ phía đuôi và dường như nó không có một sự phản kháng nào.

Tưởng chừng cá chình điện đã trở thành mồi ngon cho rắn nhưng bất ngờ đã xảy ra khi cá chình điện cố gắng cắn vào phần đuôi của rắn và sau đó lựa thời cơ tấn công vào đầu.

Rắn biển là một nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển hay sinh sống phần lớn thời gian trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Rắn biển được tìm thấy trong vùng nước ấm ven biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.

Đặc điểm chung của các loài rắn biển là chúng có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh.

Tuy nhiên ở tình huống “đối đầu” này, rắn biển đã gặp một đối thủ cũng nguy hiểm không kém bởi cá chình điện có một vũ khí săn mồi đáng sợ, đó là cơ quan phát điện của cá được tổng hợp từ 3 phần: phần chính tích điện, phần săn mồi phát động điện và phần đuôi định vị.

Do rắn biến tấn công và cắn vào phần đuôi của cá chình điện (phần tạo ra điện yếu nhất) nên nó không cảm nhận được. Chỉ khi cá chình điện tấn công bằng cách cắn vào thân rắn biển thì nó bởi cảm giác bị phóng điện. Nhân lúc rắn biển bị tê liệt thì cá chình điện cắn ngay vào đầu khiến rắn phải buông con mồi.

Theo Wikipedia, lúc gặp mồi hoặc kẻ thù, cá chình điện có thể phóng một loạt từ 10 đến 30 “cú điện” với điện thế lên tới 900 vôn, mạnh có thể 1000 vôn, để quật ngã và làm tê liệt đối thủ.

Theo Dân trí

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/ran-bien-nuot-song-ca-chinh-dien-va-cai-ket-bat-ngo-2425772-l.html