Quy trình chấm phúc khảo đã ổn chưa?

Ông Trần Văn Nghĩa - Ảnh: V.HÀ TT - Sau vụ việc một thí sinh ở TP.HCM thi vào lớp 10 có bài thi 8,5 điểm thành 0 điểm, Tuổi Trẻ ghi nhận các ý kiến về quy trình chấm bài thi phúc khảo. TT (TP.HCM) - Ngày 27-7, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có cuộc họp kiểm điểm, xử lý kỷ luật liên quan đến vụ bài thi toán 8,5 điểm thành 0 điểm.

Ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), trao đổi với Tuổi Trẻ về các quy định liên quan quy trình chấm phúc khảo. - Về nguyên tắc, cơ quan nào chủ trì tổ chức kỳ thi thì cơ quan đó phải ban hành quy chế thi. Bộ GD-ĐT chỉ ban hành quy chế thi cho các kỳ thi quốc gia. Kỳ thi tuyển sinh đầu cấp THPT do các địa phương chủ động tổ chức theo các hình thức khác nhau nên các sở GD-ĐT phải có trách nhiệm ban hành quy chế thi và chỉ đạo tổ chức kỳ thi theo quy chế đã ban hành. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều sở GD-ĐT khi tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 vẫn áp dụng những điểm cơ bản ở khâu coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo quy định của Bộ GD-ĐT thể hiện trong quy chế thi quốc gia, những điểm cần lưu ý trong việc thực hiện phúc khảo bài thi như sau: thí sinh đủ điều kiện có thể làm đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn mười ngày kể từ ngày niêm yết kết quả thi. Các trường phổ thông có trách nhiệm lập danh sách và đơn phúc khảo của thí sinh đến hội đồng chấm phúc khảo do giám đốc sở GD-ĐT quyết định thành lập. Giám khảo tham gia chấm phúc khảo, ngoài các quy định chung còn có quy định “không phải giám khảo của hội đồng chấm thi tại kỳ thi”. Đối với phúc khảo bài thi tự luận, hội đồng phúc khảo thực hiện việc rút bài thi tự luận được đề nghị phúc khảo để làm phách mới và tổ chức chấm lại bài thi đúng như hướng dẫn chấm thi, vẫn đảm bảo nguyên tắc hai vòng độc lập. - Quy định ở phần phúc khảo bài thi không cụ thể. Nhưng ở phần chấm thi đã quy định rõ quy trình bắt buộc các hội đồng chấm thi phải thực hiện. Đơn cử như việc ghi điểm bài thi vào bảng điểm thi phải do bộ phận hồi phách thực hiện theo phương thức “một người đọc, một người ghi, một người kiểm tra”, những người này phải ký tên vào bảng ghi điểm. Quy chế cũng quy định rõ quy trình kiểm dò kết quả thi bao gồm ba bước: so sánh kết quả trên bài thi với bảng điểm; so sánh kết quả trên bảng điểm với dữ liệu được nhập vào máy tính; so sánh dữ liệu trên máy tính với bài thi (trong trường hợp chấm thi lần đầu, bộ quy định rút xác suất 20% số bài thi để so sánh giữa bài thi với dữ liệu máy tính). Nếu thực hiện không đúng quy trình chấm thi, ghi điểm, nhất là quy trình kiểm dò sẽ dễ xảy ra sai sót điểm thi của thí sinh. - Để tránh cho điểm oan thí sinh, từ hướng dẫn, quy trình chấm thi, vào điểm, quy chế của Bộ GD-ĐT đã rất chặt chẽ nhằm ngăn chặn các trường hợp có thể xảy ra sai sót, phúc khảo bài thi chỉ là khâu cuối cùng nhằm kiểm tra lại, tránh gây thiệt thòi cho thí sinh. Tuy nhiên, do hạn chế của thời gian chấm phúc khảo, lực lượng giám khảo chấm có hạn (không được sử dụng giám khảo của hội đồng chấm thi trước) nên không thể mở rộng chấm phúc khảo một cách ồ ạt. Quy định của bộ như trên nhằm sàng lọc trước những trường hợp khó có thể bị “oan”. Trên thực tế, xác suất những bài thi có điểm cao đột biến so với điểm đánh giá trong quá trình học rất ít. Yếu tố may rủi, tâm lý của thí sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả thi nhưng không nhiều, trong khi chất lượng học tập (điểm trung bình môn học) của thí sinh có sự ràng buộc rất rõ với điểm thi của thí sinh. - Quy định trên được đặt ra trong quy chế thi tốt nghiệp THPT và với tính chất của kỳ thi đánh giá mức độ hoàn thành chương trình THPT của thí sinh, chênh lệch dưới 1,0 điểm hầu như không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thi của thí sinh. Trong khi đặc thù của việc chấm thi tự luận cho phép có sự dung sai là 1,0 điểm. Vì thế nếu môn thi trắc nghiệm chênh 0,25 điểm cũng phải điều chỉnh điểm (máy chấm chính xác tuyệt đối), thì ở môn tự luận phải chênh trên mức điểm cho phép dung sai mới được điều chỉnh. Ở các kỳ thi khác do các sở GD-ĐT quyết định, phải tùy thuộc vào tính chất của kỳ thi để có quy định cụ thể. * Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Bộ sẵn sàng lắng nghe Tôi được biết có nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh việc nên hay không nên sửa đổi quy định “thí sinh có điểm thi thấp hơn điểm trung bình cả năm lớp 12 của môn học đó 2,0 điểm mới được phúc khảo bài thi” và quy định “chỉ điều chỉnh kết quả thi khi điểm chấm phúc khảo bài thi chênh lệch so với lần chấm trước từ 1,0 điểm trở lên”. Hằng năm, Bộ GD-ĐT vẫn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, kiến nghị liên quan đến quy định của bộ trong quy chế thi đã ban hành. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét, nếu những ý kiến góp ý hợp lý, cần thiết phải điều chỉnh thì sẽ bổ sung, sửa đổi vào quy chế thi của năm sau. * Tiến sĩ Nguyễn Tấn Thắng (giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam): Cần một hội thảo để kết luận Số điểm cụ thể bao nhiêu, 2 điểm là nhiều hay ít thì cần phải có một cuộc hội thảo do Bộ GD-ĐT chủ trì mới có thể kết luận được (tất nhiên trước đây khi quy định là 2 điểm thì bộ đã có cái lý của bộ). Tương tự, quy định bài phúc khảo cao hơn từ 1 điểm trở lên mới được công nhận cũng vậy. Nhưng theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ 1 điểm cũng có bất hợp lý vì như vậy là cao, nhất là tuyển sinh lớp 10 theo phương án thi và xét của Quảng Nam đang thực hiện. Một số em phúc khảo tăng 0,75 điểm vẫn không được công nhận sẽ rất thiệt thòi trong tuyển sinh lớp 10 bởi vì 0,75 điểm sẽ thành 1,5 điểm (hệ số 2). * Một giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM: Quy định rất vô lý Quy định thí sinh phải có điểm trung bình của môn học cả năm cuối cấp cao hơn điểm bài thi từ 2 điểm trở lên mới được phúc khảo là rất vô lý - kể cả với kỳ thi tốt nghiệp THPT trên toàn quốc và tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM. Vì như vậy, những thí sinh đạt 6,5 hoặc 7, 8 điểm sẽ khó có cơ hội được chấm phúc khảo bài thi của mình (những trường hợp này, điểm trung bình môn học phải đạt 8,5 hoặc 9, 10 mới đủ điều kiện xin chấm phúc khảo). Đôi khi hai thí sinh chỉ cách nhau 0,25 điểm cũng đã thành người đậu, kẻ rớt rồi. Quy định trên gây thiệt thòi cho thí sinh nhưng lại tạo biên độ an toàn quá lớn cho người chấm, là một “cửa” gây ra sự tắc trách của một số giám khảo. Trong khi việc chấm thi không thể bảo đảm chính xác 100%, việc sai sót hoàn toàn có thể xảy ra thì tại sao Sở GD-ĐT TP.HCM không áp dụng giống như kỳ thi tuyển sinh đại học: thí sinh nào có nhu cầu thì làm đơn và đóng phí chấm phúc khảo. Có như thế thí sinh và gia đình mới yên tâm và tin tưởng vào sự công bằng, khách quan của việc chấm thi. NHÓM PV, CTV ghi Tôi được biết có nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh việc nên hay không nên sửa đổi quy định “thí sinh có điểm thi thấp hơn điểm trung bình cả năm lớp 12 của môn học đó 2,0 điểm mới được phúc khảo bài thi” và quy định “chỉ điều chỉnh kết quả thi khi điểm chấm phúc khảo bài thi chênh lệch so với lần chấm trước từ 1,0 điểm trở lên”. Hằng năm, Bộ GD-ĐT vẫn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, kiến nghị liên quan đến quy định của bộ trong quy chế thi đã ban hành. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét, nếu những ý kiến góp ý hợp lý, cần thiết phải điều chỉnh thì sẽ bổ sung, sửa đổi vào quy chế thi của năm sau. Số điểm cụ thể bao nhiêu, 2 điểm là nhiều hay ít thì cần phải có một cuộc hội thảo do Bộ GD-ĐT chủ trì mới có thể kết luận được (tất nhiên trước đây khi quy định là 2 điểm thì bộ đã có cái lý của bộ). Tương tự, quy định bài phúc khảo cao hơn từ 1 điểm trở lên mới được công nhận cũng vậy. Nhưng theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ 1 điểm cũng có bất hợp lý vì như vậy là cao, nhất là tuyển sinh lớp 10 theo phương án thi và xét của Quảng Nam đang thực hiện. Một số em phúc khảo tăng 0,75 điểm vẫn không được công nhận sẽ rất thiệt thòi trong tuyển sinh lớp 10 bởi vì 0,75 điểm sẽ thành 1,5 điểm (hệ số 2). Quy định thí sinh phải có điểm trung bình của môn học cả năm cuối cấp cao hơn điểm bài thi từ 2 điểm trở lên mới được phúc khảo là rất vô lý - kể cả với kỳ thi tốt nghiệp THPT trên toàn quốc và tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM. Vì như vậy, những thí sinh đạt 6,5 hoặc 7, 8 điểm sẽ khó có cơ hội được chấm phúc khảo bài thi của mình (những trường hợp này, điểm trung bình môn học phải đạt 8,5 hoặc 9, 10 mới đủ điều kiện xin chấm phúc khảo). Đôi khi hai thí sinh chỉ cách nhau 0,25 điểm cũng đã thành người đậu, kẻ rớt rồi. Quy định trên gây thiệt thòi cho thí sinh nhưng lại tạo biên độ an toàn quá lớn cho người chấm, là một “cửa” gây ra sự tắc trách của một số giám khảo. Trong khi việc chấm thi không thể bảo đảm chính xác 100%, việc sai sót hoàn toàn có thể xảy ra thì tại sao Sở GD-ĐT TP.HCM không áp dụng giống như kỳ thi tuyển sinh đại học: thí sinh nào có nhu cầu thì làm đơn và đóng phí chấm phúc khảo. Có như thế thí sinh và gia đình mới yên tâm và tin tưởng vào sự công bằng, khách quan của việc chấm thi. Theo ông Huỳnh Công Minh - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, hội đồng đã quyết định hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Võ Văn Thấy, người phụ trách chính công đoạn xử lý điểm và báo kết quả phúc khảo. Ông Thấy là một giáo viên được điều động về làm thành viên hội đồng phúc khảo. Ông Lê Hồng Sơn, phó giám đốc sở, chủ tịch hội đồng phúc khảo, tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo vì đã không giám sát kỹ và kiểm tra lại quy trình. Cũng theo ông Huỳnh Công Minh, ở giai đoạn phúc khảo, sau khi rút 1.133 bài thi (có đơn phúc khảo), dữ liệu điểm số tất cả bài thi này được nhập lại. Sau khi chấm phúc khảo, thay vì đối chiếu kết quả phúc khảo với kết quả đã báo cho thí sinh, người xử lý kết quả chỉ đối chiếu điểm giữa hai lần chấm và chỉ phát hiện 83 bài thi thay đổi điểm số. Như tin Tuổi Trẻ đã đưa, ông Minh khẳng định ở cả hai lần chấm, bài thi toán của học sinh Nguyễn Thị Thanh Thảo (Trường THCS Trần Quang Khải, Q.12) đều được chấm 8,5 điểm. Tuy nhiên, người xử lý kết quả đã không đưa kết quả điểm em Thảo vào danh sách thí sinh thay đổi điểm số, do vậy kết quả điểm của em không được chỉnh sửa. Văn bản “Danh sách thí sinh có thay đổi điểm số” do sở gửi về Phòng GD-ĐT quận 12 không có tên em. Vì thế, điểm số sau phúc khảo vẫn là 0. Trước những câu hỏi của Tuổi Trẻ về nguyên nhân vì sao ngay từ đầu điểm 8,5 của Thảo đã được nhập thành 0, sai sót có phải do từ khâu làm phách, có hay không chuyện nhầm phách giữa các bài thi, sở đã kiểm tra khâu này như thế nào, vì sao chỉ xử lý kỷ luật khâu phúc khảo, Sở GD-ĐT TP.HCM hẹn sẽ có văn bản trả lời chi tiết hôm nay (28-7). Ông Huỳnh Công Minh nhận định sai sót do sai quy trình trong khâu phúc khảo. Vậy quy trình phúc khảo đúng của Sở GD-ĐT TP.HCM là như thế nào? Ông Minh đưa ra cùng lời hứa: “Sở cũng sẽ trả lời cụ thể bằng văn bản. Đồng thời, sở sẽ có văn bản gửi về Phòng GD-ĐT quận 12 và Trường THCS Trần Quang Khải nơi em Thảo đã học để trả lời rõ về sai sót này”. Ông Minh cho biết sở đã có thư xin lỗi và báo điểm lại sẽ gửi đến gia đình em Thảo. ------------------------------------ >> Bài thi 8.5 điểm thành 0 điểm: kỷ luật hai cán bộ làm công tác phúc khảo >> Một bài thi 8,5 điểm thành... 0 điểm >> Xin lỗi Thảo vì những lầm lỗi của người lớn >> Nỗi đau của cô học trò giỏi >> Vụ bài thi 8,5 điểm thành... 0 điểm: Do máy hay do tắc trách?

Nguồn Tuổi Trẻ: http://tuoitre.com.vn/tianyon/index.aspx?articleid=328712&channelid=13