Quy định thời gian báo trước khi đơn phương cắt hợp đồng lao động

Quy định của luật lao động về thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Hoàng Thị Hồng Hà (Hà Nội): Do một số nhân sự trong công ty không đáp ứng được yêu cầu công việc nên phía công ty tôi muốn chấm dứt hợp động lao động với họ. Vậy thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là bao nhiêu lâu?

Quy định thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

I. Về trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm:

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

"Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội".

Do đó, việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động là trái pháp luật .

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng áp dụng như sau:"Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên".

Và tại Khoản 2 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội có quy định: "Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp".

Như vậy, nếu công ty có sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì còn có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cùng với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

II. Về vần đề trả lương:

Theo Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là:

"Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày".

Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc và có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày làm việc thì công ty phải tiến hành thanh toán lương cho người lao động. Nếu quá 30 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty không thanh toán lương cho người lao động là không đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp này người lao động phải xác lập biên bản bàn giao công việc là đã bàn giao xong đầy đủ công việc giữa bạn với công ty và đã có chữ ký xác nhận của hai bên, thì việc công ty phải có nghĩa vụ thanh toán phần lương còn lại cho người lao động.

III. Chế độ trợ cấp khi nghỉ việc:

Trước tiên, về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty với người lao động:

Căn cứ tại Điều 38 Bộ luật lao động có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, cụ thể là:

"1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".

Như vậy, nếu người lao động không thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên thì công ty không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Luật sư Trịnh Anh Dũng

Văn phòng Luật sư Trịnh

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/quy-dinh-thoi-gian-bao-truoc-khi-don-phuong-cat-hop-dong-lao-dong-d106843.html