Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra đường bộ

Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bô.

Như chúng ta đã biết, thời gian qua và hiện nay nổi lên vai trò, hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ, góp phần đáng kể vào việc lập lại TTATGT đô thị, bảo đảm an toàn kỹ thuật công trình đường bộ, chống ùn tắc giao thông... không những thế, Thanh tra đường bộ còn phát huy chức năng thanh tra trên một số lĩnh vực khác và có tác dụng tích cực. Luật Giao thông đường bộ-2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009), tại Điều 86 đã quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau đây mà các bạn cần quan tâm: 1. Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ. 2. Thanh tra đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - - Trường hợp cần thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, Thanh tra đường bộ được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình đường bộ theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. - Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ. - Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi GPLX cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

Nguồn Giao Thông: http://giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/giup-ban-di-duong/Quy_dinh_chuc_nang_nhiem_vu_quyen_han_cua_Thanh_tra_duong_bo/