Quảng Ninh: Ngư dân lao đao trước quyết định di dời lồng bè nuôi trồng thủy sản?

Các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản quanh khu vực bến Giang thuộc địa phận phường Tân An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đang đứng trước nguy cơ phá sản bởi quyết định di dời lồng bè nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho bến neo đậu tàu bè của địa phương.

“Cần câu cơm” của ngư dân bị “đe dọa”

Khu vực cảng bến Giang, phường Tân An, TX Quảng Yên được đầu tư xây dựng từ năm 2010 với mục đích là nơi tránh, trú bão cho tàu thuyền đồng thời kết hợp với việc cung cấp dịch vụ thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trước khi bến Giang được đầu tư xây dựng thì từ năm 2002 đến nay quanh khu vực bến cảng có các hộ dân áp dụng mô hình nuôi trồng thủy sản với hình thức thả lồng bè.

 Ủy ban Thị xã Quảng Yên ra quyết định di dời lồng bè nuôi trồng của các hộ dân

Ủy ban Thị xã Quảng Yên ra quyết định di dời lồng bè nuôi trồng của các hộ dân

Xác định việc neo đậu của các lồng bè nuôi trồng thủy sản của các hộ dân tại bến Giang gây cản trở phương tiện tàu thuyền ra vào neo đậu, năm 2011 thị xã Quảng Yên đã có công văn chỉ đạo xã, phường có liên quan di dời lồng bè của các hộ dân quanh khu vực bến cảng này. Tuy nhiên quyết định di dời lồng bè thủy sản đã gây nhiều bức xúc cho các hộ nuôi trồng.

Gia đình chị Phạm Thị Phượng, một trong những hộ nuôi cá bằng nồng bè lâu năm ở đây cho biết: “Bao nhiêu hộ gia đình mưu sinh nhờ việc nuôi trồng, nguồn lợi thủy sản đánh bắt không đủ sống ngư dân chúng tôi mới chuyển sang mô hình nuôi trồng với hy vọng đem lại kinh tế ổn định. Nhưng đùng một cái Thị xã có quyết định di dời không cho nuôi trồng ở khu vực bến Giang với lý do gây cản trở phương tiện tàu bè ra vào bến. Trong khi đó duy nhất khu vực này là nuôi được cá Song, ngoài ra không một vùng nào của thị xã nuôi được loại các này”.

Được biết 71 hộ nuôi nồng bè chủ yếu nuôi cá Song thương phẩm và cá Song giống. Giá trị kinh tế từ việc nuôi trồng tương đối ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo và điều đặc biệt đây được coi là vùng có mô hình kinh tế nuôi cá nồng bè tốt nhất khu vực Quảng Yên.

Số tiền bỏ ra đầu tư nuôi trồng là rất lớn

Việc di dời nồng bè nuôi trồng thủy sản đồng nghĩa với việc 71 hộ dân nuôi trồng sẽ mất đi nguồn sống đã nuôi sống họ bấy lâu nay. Chị Phượng cũng cho biết thêm: “Hầu hết bà con ngư dân ở đây đều chuyển sang nuôi trồng vì những chuyến đi biển không đủ thu thập để trang trải cho cuộc sống, nhiều chuyến đi biển đem lại rủi ro lớn. Dù có tự phát nhưng bà con đều nuôi có quy hoạch cụ thể”.

Từ những chuyến đi biển không còn hiệu quả, xuất phát từ một vài hộ nuôi cá nồng bè đạt năng suất cao nhiều hộ dân phường Tân An quyết định đầu tư chuyển sang nuôi cá lồng.

Chị Phượng cũng cho hay: “Khi thị xã có quyết định buộc các hộ dân di dời lồng bè ra khỏi phạm vi bến Giang, hộ nuôi trồng như chúng tôi vô cùng hoang mang và lo lắng vì không biết sẽ di dời đi đâu và liệu còn có nuôi trồng được như trước. Chính quyền bắt di dời là đồng nghĩa bà con sẽ mất nghề”.

Cũng theo các hộ dân nuôi trồng lâu năm ở đây cho hay di chỉ có khu vực bến Giang là vùng thuận lợi nuôi được cá Song. Đây cũng là vùng cung cấp giống cá Song chủ yếu cho các vùng lân cận như Vân Đồn, Hạ Long, Cẩm Phà và Cát Bà (Hải Phòng), cùng nhiều loại cá thương phẩm khác.

Ôm món nợ khổng lồ?

Trung bình mỗi một hộ nuôi trồng phải bỏ ra ít nhất 500 triệu để đầu tư cho việc làm bè nuôi từ việc làm nồng nuôi, lưới thả, phao, con giống…
Để hoàn lại nguồn vốn mỗi một hộ nuôi ít nhất phải mất 2 đến 3 năm nuôi trồng.

Cũng như bao hộ ngư dân khác trong vùng, gia đình cô Phạm Thị Tính sau hơn 20 năm vươn khơi bám biển đến đầu năm 2016 gia đình đã quyết định dồn hết vốn tích cóp cùng với tiền vay ngân hàng đầu tư nồng bè nuôi trồng cá Song. Nhưng vừa thả giống được 3 tháng thì gia đình nhận được quyết định di dời nồng bè ra phạm vị bến Giang.

Khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình

Cô Tính ngậm ngùi: “ ít nhất 1 năm đến 3 năm thì mới thu hoạch lứa cá đầu tiên nhưng giờ thị xã có quyết định di dời gia đình chỉ còn cách gắng vớt vát nuôi được con nào hay con đấy. Khoản vay nợ làm bè không biết bao giờ mới hoàn trả được”.

Với 71 hộ nuôi cùng biết bao nhân khẩu chỉ biết trông cây vào nồng cá, đây được coi là hy vọng giúp các hộ vươn lên thoát nghèo, hướng đi mới trong việc nuôi trồng thủy sản nhưng giờ nó lại là gánh nặng cho ngư dân nơi đây.

Cô Tính búc xúc cho biết: “ Vươn khơi xa tàu nhỏ thì không đi được, đánh bắt gần thì nguồn thủy sản cũng cạn kiệt, bà con chỉ còn biết chuyển sang nuôi trồng. Mới nuôi thì thị xã đã bắt phải di dời. Cuộc sống khó khăn buộc ngư dân phải tự tìm ra hướng phát triển kinh tế mới để kiếm sống. Người dân vùng này chỉ biết dựa vào biển, bám biển mà sống”.

Xoay quạnh việc di dời các hộ nuôi nồng bè ở bến Giang, ông Vũ Đình Sen, khu trưởng khu Thống Nhất Hai, phường Tân An cho biết cụ thể: “Tháng 3 năm 2016 thị xã đã có quyết định di dời toàn bộ các hộ có nồng bè nuôi trồng quanh khu vực cảng bến Giang, việc di dời phải thực hiện xong đến tháng 12. Nhưng bà con có bè nuôi trồng thắc mắc thì thị xã lại có quyết định lùi thời hại đến 30 tháng 4 năm 2017 để cá nuôi đủ độ tuổi bán”.

Ông Vũ Đình Sen trao đổi với phóng viên

Cũng theo ông Sen cho biết, thị xã có quyết định di dời toàn bộ số nồng bè nuôi trồng nhưng lại không có quy hoạch cụ thể về địa điểm để di dời số nồng bè của các hộ nuôi và chính quyền cũng không có hỗ trợ gì để bà con di dời hay chuyển đổi mục đích kinh, điều đó làm bà con vô cùng bức xúc.

Ông Sen cũng khẳng định: “Việc nuôi trồng thủy sản của bà con nơi đây không hề gây cản trở đến việc tàu thuyền ra vào cảng bến Giang. Ngoài vùng bến Giang thì không còn vùng nào có thể nuôi được cá Song nếu di dời đi thì các hộ dân nuôi trồng sẽ không biết làm gì để kiếm sống. Thiệt hại không chỉ kể đến việc đầu tư hàng trăm tỉ mà còn giá trị kinh tế đem lại hằng năm cho các hộ dân từ việc bán cá giống, cá thương phẩm là rất lớn”.

Theo phản người dân sinh sống khu vực cảng bến Giang cho biết, mặc dù công trình này được xây dựng nâng cấp để phục vụ cho tàu thuyền ra vào tránh, trú bão gió tuy nhiên cảng này không đám ứng được yêu nhất là đối với tàu thuyền có trọng tải lớn.

Báo Gia đình Việt Nam tiếp tục thông tin vụ việc !

Văn Hùng

Bạn đọc có thông tin, đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo xin vui lòng gọi qua số ĐT: 0916 950 168 hoặc Email thubandocgdvn@gmail.c om

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/dieu-tra-don-thu/ngu-dan-lao-dao-truoc-quyet-dinh-di-doi-long-be-nuoi-trong-thuy-san-d103206.html