Quảng Nam: Chặng đường 35 năm của huyện Tiên Phước

Sau 35 năm giải phóng đến nay, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tiên Phước - Quảng Nam đã phát huy sức mạnh đoàn kết, kiên trì vượt qua khó khăn, thử thách, với ý chí tự lực, tự cường đã giành được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, từ kinh tế đến an ninh trật tự xã hội, đưa huyện Tiên Phước ngày càng phát triển để sánh vai cùng các anh em huyện các của tỉnh Quảng Nam.

Trụ sở UBND huyện Tiên Phước Thách thức sau ngày giải phóng… Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 (1946-1954), Tiên Phước trở thành hậu phương lớn của Liên khu V, của Quảng Nam và cũng là hậu phương kháng chiến của lực lượng Cách mạng vùng Hạ Lào và Đông Bắc CampuChia, cung cấp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp Cách mạng. Mùa xuân năm 1975, Tiên Phước vinh dự được chọn làm nơi cùng với Buôn Mê Thuột nổ phát súng đầu tiên vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 10/3/1975, mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Quảng Nam, giải phóng vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, miền nam sạch bóng quân thù. Sau giải phóng, huyện Tiên Phước còn rất khó khăn về mọi mặt, dân số hầu hết là dân tộc thiểu số với tập quán phát nương làm rẫy, du canh du cư, mặt bằng dân trí còn rất hạn chế, hầu hết mù chữ; bệnh tật hoành hành, đặc biệt là bệnh sốt rét,…hạ tầng ban đầu chỉ là con số không, đường về các xã chỉ là các đường tạm, tình hình an ninh chính trị của địa phương hết sức phức tạp. Với những truyền thống vốn có như huyện Tiên Phước là một miền quê giàu truyền thống yêu nước, không những vậy mà Tiên Phước đã sinh ra các nhà ái quốc nổi tiếng như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Cơ, Trần Huỳnh, Lê Vĩnh Huy, Lê Vĩnh Khanh…cán bộ và nhân dân Tiên Phước cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự quan tâm đặc biệt của nhà nước được cụ thể hóa bằng các chính sách, các dự án đầu tư như: chương trình định canh định cư, xây dựng xã điểm, xây dựng trung tâm cụm xã, các chương trình về y tế, giáo dục, văn hóa..; đặc biệt các chương trình về giáo dục 135, chương trình 134, chương trình 168 và các chương trình hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Tiên Phước ngày càng được nâng cao, hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng hoàn thiện. Thành tựu quan trọng Đến nay, toàn huyện đã có 98% các thôn bản kéo được mạng lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc thông suốt đến các địa bàn, hệ thống giao thông được đầu tư khá hoàn chỉnh, đường bê tông nhựa nóng đã về 15 xã, thị trấn, các thiết chế văn hóa - hội được tăng cường; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng bào dân tộc thiểu số địa phương đã xóa được tập quán du canh du cư, phát nương làm rẫy và bắt đầu làm quen với phương thức sản xuất tiên tiến; các tiềm năng, thế mạnh của địa phương bước đầu được đánh thức. Đến nay, trên địa bàn đã thu hút được gần chục dự án lớn nhỏ, riêng tổng số vốn đầu tư trong năm 2009 địa phương quản lý ước đạt là 33,3 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2008. Trong đó vốn ngân sách nhà nước là 25,56 tỷ đồng, vốn tài trợ 4,3 tỷ đồng. Tồng công trình được đầu tư là 52 công trình, trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 52 cồg trình, vốn viện trợ phi chính phủ là 10 công trình, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện đạy trên 90%. Bên cạnh những lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Mạng lưới trường lớp căn bản hoàn thiện theo hệ thống giáo dục quốc dân: huyện có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, và cụm xã có trường trung học phổ thông, toàn huyện đã có 47 trường học từ mần non đến Trung học phổ thông. Mạng lưới ý tế liên tục được đầu tư, nâng cấp. Hiện có 15 xã, thị trấn trạm y tế xã đạt chuẩn, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, hiện đã có một Bệnh viên Đa khoa được xây dựng khang trang với 100 giường bệnh, 15 trạm y tế với hơn 150 y, bác sỹ thường xuyân chăm lo phục vụ khám điều trị, phòng chống dịch bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tính đến nay diện tích tự nhiên của huyện Tiên Phước hơn 45.322 ha, dân số hiện nay khoảng 75.001 người. Qua những kỳ Nghị quyết Đại hội Đảng, Đảng bộ huyện Tiên Phước đã từng bước phát triển về mọi mặt nhằm đưa nhân dân ngày càng phát triển. Trong đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch. Trong nông nghiệp, các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như rau, hoa, cá hồi,…đã đưa vào sản xuất. Hiện huyện Tiên Phước có khoảng 5.000 ha trồng rừng và vườn, rau, hoa các loại, trong đó có khoảng 300 ha canh tác theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, huyện còn chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản. Từ 2005-2009, chỉ tính riêng nguồn vốn do huyện làm chủ đầu tư đã thực hiện xây mới, nâng cấp và sửa chữa cho gần 150 công trình, với số vốn 120 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển đáng kể, đến nay huyện Tiên Phước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện luôn xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Do đó, huyện chú trọng củng cố và xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ gắn liền với phương châm: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, qua đó, tạo sự đồng thuận, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Hàng năm có trên 70% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh, trên 80% tổ chức chính trị xã hội đạt vững mạnh. Ghi nhận những thành tích đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân huyện Tiên Phước trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược và thành quả 35 năm xây dựng và phát triển. Nhân dân huyện Tiên Phước rất vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân và lực lượng vũ trang toàn huyện và 8 xã được tặng thưởng Huân chương lao động hàng Nhì trong thời kỳ đổi mới. Ông Hường Văn Minh - Phó chủtịch UBND huyện Tiên Phước, Quảng Nam cho biết: “Tiên Phước là huyện được chọn làm chiến dịch mở màn cho giải phóng dân tộc của tỉnh Quảng Nam, làm bàn đạp cho giải phóng thành phố Đà Nẵng và các tỉnh của khu vực miền Trung trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975; để việc tổ chức lễ kỷ niệm có một ý nghĩa to lớn đối với nhân dân huyện Tiên Phước nói riêng và Quảng Nam nói chung, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với UBND tỉnh Quảng Nam cho tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng bắn là 15 phút căn cứ theo Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo. Bộ Văn hóa, Thể thao&Du lịch có ý kiến: Đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp để chào mừng 35 năm giài phóng huyện Tiên Phước, chi phí cho việc bắn pháo hoa này sẽ là nguồn kinh phí của huyện. Phát huy những thành quả đạt được, Đảng bộ huyện Tiên Phước xác định nhiệm vụ của huyện trong thời gian tới là: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ du lịch và phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, trong đó chú trọng xây dựng các khu du lịch và các khu nông nghiệp công nghệ cao; Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, với các ngành kinh tế động lực như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thủy điện…; Tăng cường công tác an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và duy trì tốt các hoạt động văn hóa, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền trong toàn huyện. Tiên Phước là một huyện nằm ở khu vực kinh tế phía Tây, có đường Nam Quảng Nam đi qua, gần thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ và Khu kinh tế mở Chu Lai, rất thuận lợi cho việc phát triển Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ". Bài và ảnh: Nguyên Khang

Nguồn DĐDN: http://dddn.com.vn/20100309104046818cat82/quang-nam-chang-duong-35-nam-cua-huyen-tien-phuoc.htm