'Quản lý nhà nước chưa tốt thì không thể đòi hỏi sự thông thái từ người tiêu dùng'

Quan điểm "xây dựng xã hội người tiêu dùng thông thái" để đối phó với vấn nạn mất an toàn thực phẩm đã vấp phải không ít phản đối tại nghị trường. Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nói: “Một khi quản lý nhà nước chưa tốt thì không thể đòi hỏi sự thông thái từ người tiêu dùng”.

Có nên thành lập hệ thống kiểm ngư ở 28 tỉnh ven biển?

Ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).

Trong dự thảo luật này có đề xuất bổ sung thêm một chương về Kiểm ngư, đồng thời đề xuất thành lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh.

Trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, nội dung này hiện có nhiều ý kiến. (Xem tiếp)

Tiêu dùng thông minh thế nào khi xung quanh len lỏi những kẻ kinh doanh “ác độc”!

Thảo luận về vấn đề an toàn thực phẩm tại Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nhà nước hiện nay là phải xây dựng một xã hội với những người tiêu dùng thông thái.

Theo đại biểu, chúng ta thấy người tiêu dùng đồng thời là những người lao động, sản xuất ra hàng hóa sản phẩm. Hơn ai hết, họ là người hiểu rõ những vấn đề luân lý trong từng cây rau, con lợn, con gà, kể cả sản xuất công nghiệp, họ cũng hiểu những vấn đề đó.

Ngoài đại biểu Nhưỡng, nhiều đại biểu khác cũng đồng tình với ý kiến cho rằng làm sao để bản thân người dân nhận thức, tẩy chay thực phẩm bẩn, thông minh hơn trong cách tiêu dùng. (Xem tiếp)

3 bộ cùng quản sợi bún, chiếc bánh trung thu

Luật An toàn thực phẩm đã quy định việc quản lý theo chiều dọc, không cắt ngang từng công đoạn, song việc tổ chức thực hiện vẫn theo cách cũ nên một sợi bún, một chiếc bánh trung thu vẫn cần tới 3 bộ cùng quản lý.

Đó là một trong những hạn chế của công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) được các đại biểu (ĐB) chỉ ra và đại diện Chính phủ cũng thừa nhận, khi Quốc hội (QH) dành cả ngày 5/6 để thảo luận tại hội trường về báo cáo giám sát công tác này. (Xem tiếp)

Chặt hạ 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng: Mới chỉ là đề xuất

Theo thông tin do Sở Xây dựng cung cấp, việc cấp giấy phép dịch chuyển giải tỏa cây xanh là một thủ tục hành chính được UBND TP phê duyệt. Quan điểm nhất quán của lãnh đạo thành phố trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng là tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước.

Trong đó, trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển, dù có thể phát sinh chi phí, trong điều kiện không thể dịch chuyển mới thực hiện giải pháp giải tỏa, chặt hạ. (Xem tiếp)

Hà Nội chặt hạ, thay thế 4.000 cây xà cừ: Cây sắp hết tuổi, làm xấu phố phường?

Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội nhận định, xà cừ là một trong những loại cây được trồng tại Hà Nội từ lâu, có những đặc điểm lịch sử gắn với quá trình phát triển của thành phố. Theo thống kê chưa đầy đủ, thành phố có hơn 4.000 cây xà cừ già cỗi, trừ quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông chưa thống kê được. Xà cừ được trồng trên các tuyến phố Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Hoa Thám, La Thành, Yên Phụ, Bưởi, Láng, Trần Thánh Tông, Tăng Bạt Hổ...

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, bộ rễ của cây xà cừ phải phát triển ở không gian rộng mới đủ đáp ứng điều kiện bám giữ, chống chịu gió bão. Tuy nhiên, vỉa hè Hà Nội quá hẹp, nhà cửa san sát, nhiều công trình ngầm, trong khi tán cây xà cừ rất nặng, gốc và rễ lại quá lớn, thường bị bó hẹp không phát triển, rễ ăn ngang, mất cân đối, dễ đổ, ngã khi mưa bão. (Xem tiếp)

“Rác bẩn nhiều như thế ai dám đầu tư vào Đà Nẵng”

Lần đầu tiên chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” được HĐND thành phố Đà Nẵng tổ chức diễn ra sáng nay (6/6).

Chương trình nhằm đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp và tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện các kiến nghị của cử tri giữa hai kỳ họp HĐND thành phố.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, dự án treo, chậm triển khai, công trình công cộng, chung cư kém chất lượng, xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến đời sống người dân... là những ý kiến được nhiều cử tri phản ánh tại chương trình “HĐND với cử tri” thành phố Đà Nẵng. (Xem tiếp)

3 đặc khu kinh tế Việt Nam: Dọn tổ đón phượng hoàng?

Giấc mơ về các đặc khu kinh tế (Special Economic Zones - SEZ) có thể sớm trở thành hiện thực ngay trong năm nay khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết đề án thành lập 3 đặc khu kinh tế, gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), sẽ được trình lên Quốc hội để thông qua vào cuối năm nay. “Chúng sẽ tạo nên một sức hút cực lớn, các khoản đầu tư sẽ bùng nổ trong năm tới”, ông Dũng nói trên hãng truyền thông quốc tế Reteurs.

Liệu những đột phá mới về cơ chế quản lý theo khuynh hướng tự chủ của một SEZ sẽ là chiếc “đũa thần”, nâng tầm đẳng cấp Việt Nam để đuổi kịp với những quốc gia phát triển trong khu vực? (Xem tiếp)

Tuấn Việt

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/quan-ly-nha-nuoc-chua-tot-thi-khong-the-doi-hoi-su-thong-thai-tu-nguoi-tieu-dung-2843158.html