Quan hệ quân sự Mỹ - Thái ấm lên dưới thời ông Trump

Giới lãnh đạo quân đội Thái Lan Chalermchai Sitthisart đã tuyên bố với báo giới rằng, Washington đã thông qua yêu cầu mua 4 trực thăng Black Hawk của Thái Lan, vài tuần trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan- ocha. Điều này chứng tỏ hai nước muốn đẩy mạnh hợp tác quốc phòng bất chấp những thách thức đang diễn ra.

Giới lãnh đạo quân đội Thái Lan Chalermchai Sitthisart đã tuyên bố với báo giới rằng, Washington đã thông qua yêu cầu mua 4 trực thăng Black Hawk của Thái Lan, vài tuần trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan- ocha. Điều này chứng tỏ hai nước muốn đẩy mạnh hợp tác quốc phòng bất chấp những thách thức đang diễn ra.

Mối quan hệ Mỹ-Thái xấu đi sau cuộc đảo chính tháng 5-2014 lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Tuy nhiên, cả hai bên nỗ lực để duy trì hợp tác. Điều này thể hiện rõ trong lĩnh vực quốc phòng. Các cuộc tập trận có xu hướng tăng lên. Năm 2015, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ và hải quân Thái Lan bắt đầu khởi xướng cuộc tập trận chung thường niên mang tên Hợp tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT). Trong cuộc tập trận Hổ mang vàng hồi tháng 2 ở Thái Lan, có sự tham gia của chỉ Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris - khiến ông trở thành sĩ quan cấp cao nhất của Mỹ tham gia tập trận kể từ cuộc đảo chính.

Washington vẫn tiếp tục bán hàng quốc phòng cho Bangkok, dù trong những năm gần đây, các giao dịch của Thái Lan chủ yếu diễn ra với Trung Quốc, đặc biệt là mua sắm tàu ngầm, động thái khiến Mỹ lo ngại. Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan gần đây cho biết, giá trị bán hàng cho Thái Lan kể từ sau cuộc đảo chính lên đến 380 triệu USD.

Việc Mỹ bán cho Thái Lan 4 trực thăng Black Hawk thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Ảnh: Diplomat

Việc Mỹ bán cho Thái Lan 4 trực thăng Black Hawk thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Ảnh: Diplomat

Điều đó cho thấy, chính quyền Tổng thống Trump dường như trở nên lạc quan hơn về liên minh Mỹ-Thái. Hồi tháng 4, ông Trump đưa ông Prayut vào danh sách 3 nhà lãnh đạo Đông Nam Á được mời đến Nhà Trắng, phản ánh mong muốn duy trì liên minh và đối tác của Mỹ ở Đông Nam Á cũng như phát triển quan hệ hợp tác mới với các nước.

Về mặt quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói rõ trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6 cũng như trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Udomdej Sitabutr rằng, chính quyền Trump thấy việc mở rộng quan hệ quân sự với quân đội Thái Lan là ưu tiên hàng đầu của Washington nhằm thúc đẩy mối quan hệ liên minh, kết nối khu vực, và tăng cường khả năng quân sự của Mỹ.

Việc Mỹ bán cho Thái Lan 4 trực thăng Black Hawk gây nhiều chú ý, bởi nó thể hiện sự phát triển liên quan đến quốc phòng giữa hai nước. Việc mua thêm 4 chiếc Black Hawk được thực hiện thông qua ngân sách quốc phòng năm 2018, được Quốc hội Thái Lan phê chuẩn và đặt dưới sự quản lý của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Black Hawks không phải là mới đối với mối quan hệ song phương Mỹ -Thái. Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) thông báo cho Quốc hội về việc bán 3 chiếc UH-60L Black Hawks trị giá 150 triệu USD trong năm 2009 và 4 chiếc UH-60M trị giá 235 triệu USD vào năm 2012.

Tuy nhiên, Black Hawk là hợp đồng quốc phòng quan trọng sau cuộc đảo chính năm 2014. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với quan hệ quốc phòng song phương, mà còn ảnh hưởng tích cực đến quan hệ kinh tế cũng như nó sẽ góp phần làm giảm nhẹ thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Thái Lan. Thái Lan hiện nằm trong danh sách 16 quốc gia có mức thâm hụt thương mại cao nhất với Mỹ và cả hai bên đang nỗ lực để giải quyết vấn đề.

AN BÌNH (Theo Diplomat)

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/122_168587_quan-he-quan-su-my-tha-i-a-m-len-duo-i-tho-i-ong-t.aspx