Quan hệ giữa nhà quản lý với nhân viên

Nhà quản lý thành công luôn biết cách thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, quan tâm và khuyến khích giúp đỡ nhân viên của mình khi họ gặp khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Ngược lại, các nhân viên cũng luôn có thái độ tôn trọng cấp trên. Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên là sự tôn trọng lẫn nhau, cùng giúp đỡ lẫn nhau.

Quan tâm giúp đỡ và khuyến khích nhân viên khi họ gặp khó khăn là điều nhà quản lý nên làm. Một nhà quản lý tốt phải là người có thái độ đúng mực, động viên cấp dưới bằng lời khen ngợi, nhưng khi phê bình họ cũng phải tìm cách chê cho khéo. Động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan nghênh khi họ làm tốt hoặc khi làm vượt chỉ tiêu công việc, có thể ban thưởng cho họ. Phần thưởng dù không lớn nhưng được khen thưởng trước nhiều người, khiến nhân viên vui sướng và hãnh diện. Nhà quản lý có thể khen người này, biểu dương người kia, khi đó nhân viên sẽ phấn chấn làm việc hăng say hơn, năng suất làm việc sẽ tăng lên. Nếu không khích lệ tinh thần nhân viên sẽ sa sút, công việc không hiệu quả. Do vậy lãnh đạo nên thường xuyên khuyến khích nhân viên. Nhân viên nào cũng vậy, khi được Sếp khen, họ phấn chấn vui vẻ hẳn lên, nhưng khi chê nhân viên, các Sếp cũng phải biết cách chê cho khéo. Chẳng hạn, trong cuộc họp, vì chưa chuẩn bi đủ tài liệu, bạn có thể bắt đầu nhắc nhở bằng câu khuyến khích như hoan nghênh sự đóng góp của anh trong cuộc họp sau, sau đó đưa ra lời phê bình cuộc họp này anh chưa chuẩn bị đủ tài liệu tốt như bình thường, lần sau nên chuẩn bị tốt hơn. Chỉ bằng những câu nói như vậy cũng đủ làm cho nhân viên cảm thấy không bị mất mặt trước toàn thể công ty. Bày tỏ sự quan tâm tới nhân viên Lãnh đạo quan tâm đến đời sống nhân viên sẽ tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên. Nhà quản lý phải biết cách làm sao để điều tiết mối quan hệ với nhân viên. Nếu như không nhớ các ngày lễ trọng đại, hay ngày sinh nhật của các nhân viên có thể nhờ đến thư ký của bạn. Vào các ngày hè trời oi bức, giúp nhân viên bật điều hòa lên cho đỡ nóng, không cần đợi đến khi nhân viên yêu cầu…, chỉ bằng các hành động nhỏ như vậy cũng khiến cho nhân viên cảm thấy có sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo. Quan tâm tới nhân viên nhưng không phải là quá mức. Nếu bạn quá chú ý tới họ và cố hết sức để uốn mình theo sở thích của họ, các nhân viên sẽ cho rằng bạn là người dễ dãi và họ sẽ lợi dụng lòng tốt của bạn, họ sẽ đòi hỏi ngày càng nhiều hơn mặc dù những gì bạn mang lại cho họ là khá hào phóng so với tiêu chuẩn chung. Do đó nên có thái độ quan tâm đúng mực. Nhận biết trạng thái tinh thần của nhân viên, nhạy cảm với sự thay đổi của nhân viên để biết được nguyên nhân và thời điểm của những trạng thái đó. Chẳng hạn nếu gia đình nhân viên có chuyện buồn nên an ủi động viên họ, giúp họ vượt qua khó khăn đó. Chia sẻ thông tin với nhân viên, các nhà quản lý giỏi đều hiểu rằng thông tin của doanh nghiệp càng được chia sẻ nhiều càng tốt, khi nhân viên biết được các thông tin cần thiết họ sẽ thấy mình phải có trách nhiệm với công ty. Khi nhân viên biết điểm mạnh họ sẽ tìm cách khai thác, biết điểm yếu họ sẽ tìm cách khắc phục. Thông báo cho nhân viên nếu có những thay đổi liên quan trực tiếp đến họ như các thay đổi về chính sách, thủ tục, các thay đổi về thông tin sản phẩm, hay quá trình làm việc. Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên là sự tôn trọng lẫn nhau Khi các nhân viên cảm thấy được tôn trọng và hài lòng về bản thân về công việc họ sẽ có động lực làm việc. Các nhân viên cũng nên có thái độ tôn trọng các lãnh đạo cấp trên của mình. Nhân viên ngày nay luôn đòi quyền chủ động, họ sẽ phản kháng lại nếu như bạn tỏ ra là kẻ độc tài, bạn không thể yêu cầu nhân viên của mình làm việc quá sức với lý do bạn là ông chủ. Bí quyết chính là ở chỗ bạn đảm bảo nhân viên không đánh giá bạn là người quá rộng rãi hoặc quá chặt chẽ mà là người khôn ngoan, có khả năng xây dựng một doanh nghiệp thành công. Nhà quản lý nên xây dựng các quy tắc nhất định và cho nhân viên hiểu thành công của họ phụ thuộc vào thái độ tôn trọng các quy tắc đó. Nếu một ai phá vỡ quy tắc đó, sẽ làm ảnh hưởng đến công ty, do vậy nên tôn trọng. Nên có thái độ lắng nghe nhà quản lý, hoàn thành công việc nhà quản lý giao cho một cách tốt nhất. Những gì chưa rõ có thể hỏi lại, nhà quản lý cũng có trách nhiệm hướng dẫn chỉ bảo cho nhân viên cẩn thận. Nhà quản lý là những người có kiến thức chắc chắn sẽ hơn hẳn các nhân viên, những gì họ nói sẽ rất có ích, là nhân viên cấp dưới, phải biết tiếp thu và lắng nghe. Luôn tỏ thái độ vui vẻ và hăng say làm việc nơi công sở, nhân viên không thể đến nơi làm việc với bộ mặt lúc nào cũng buồn bã, khi tiếp khách hàng cũng vậy luôn có thái độ nhiệt tình vui vẻ. Tóm lại, cả hai bên nên có sự tôn trọng lẫn nhau.

Nguồn Doanh nhân 360: http://doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Cong-viec-360/Quan_he_nha_quan_ly_voi_nhan_vien/