Quân đội với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ

Với hơn 90.000 cán bộ, hội viên, lực lượng phụ nữ quân đội có mặt ở hầu khắp các loại hình đơn vị, đứng chân trên mọi miền của Tổ quốc

Năm năm qua, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và thử thách đan xen, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; của cấp ủy, chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp, công tác phụ nữ, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) và bình đẳng giới trong quân đội có bước phát triển vững chắc.

Phụ nữ Bộ đội Biên phòng giúp phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển nghề dệt truyền thống. Ảnh: Biên Phòng

Quá trình triển khai thực hiện, cùng với sự chủ động của các cấp hội, hội phụ nữ các cấp trong quân đội đã phối hợp chặt chẽ với hội phụ nữ ở từng địa phương nơi đóng quân tổ chức tuyên truyền, vận động giáo dục cho cán bộ, hội viên phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ thực hiện thắng lợi các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ và hội phụ nữ;

trọng tâm là Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X; Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; cùng các cuộc vận động, các phong trào thi đua…

Thông qua đó, giáo dục cho cán bộ, hội viên phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ nhận thức, hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhiệm vụ của đơn vị.

Hằng năm, vào các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, ngày truyền thống của quân đội và của phụ nữ, các đơn vị đã phối hợp với các cấp hội phụ nữ tổ chức nhiều chương trình hoạt động thiết thực, phong phú và sôi nổi như: Nói chuyện thời sự, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi tìm hiểu truyền thống…

Các hoạt động trên thu hút hàng triệu lượt người tham gia, góp phần giáo dục cho cán bộ, hội viên phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ giữ vững và phát huy bản chất truyền thống của dân tộc, của Quân đội nhân dân Việt Nam và phụ nữ Việt Nam;

kịp thời thông tin, định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Kiểm tra chất lượng kỹ thuật thiết bị quang học ở Nhà máy Z133, Tổng cục Kỹ thuật. Ảnh: Mai Phương

Các cơ quan, đơn vị cũng đã phối hợp với các cấp hội phụ nữ địa phương tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tham gia giải quyết những vụ việc phức tạp, điểm nóng xảy ra trên từng địa bàn.

Cùng với đó, các cấp hội phụ nữ ở từng đơn vị đã chủ động nắm bắt cơ sở, nắm bắt tư tưởng các tầng lớp phụ nữ, phối hợp với các cấp, các ngành tham gia ngăn ngừa, phát hiện tội phạm;

vận động phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, chống xâm canh, xâm cư, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn lậu qua biên giới góp phần giữ vững ổn định chính trị ở địa phương; đồng thời cùng với lực lượng bộ đội biên phòng, bộ CHQS các tỉnh, thành phố tham gia xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội cơ sở, chi hội, tổ chức phụ nữ vững mạnh nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Đẩy mạnh phát triển hội viên đi đôi với nâng cao chất lượng sinh hoạt hội. Phối hợp, tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền tham gia củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng với Trung ương Hội LHPN Việt Nam về “Vận động phụ nữ biên giới, hải đảo”.

Đặc biệt, ban VSTBPN các cấp thường xuyên làm tốt chức năng tham mưu để cấp ủy đảng các cấp xác định chủ trương, giải pháp lãnh đạo công tác hội và phong trào phụ nữ trong nghị quyết lãnh đạo hằng tháng, hằng quý và hằng năm. Theo đó, đội ngũ cán bộ nữ ở các cấp được quan tâm xây dựng cả về số lượng và chất lượng.

Tỷ lệ cán bộ nữ tăng từ 1,53% (năm 2005) lên gần 2% (năm 2009) so với tổng số cán bộ chung của toàn quân. Tỷ lệ nữ được kết nạp vào Đảng năm 2005 đạt 7,82% thì đến tháng 6-2010 đã lên tới 8,55% so với tổng số đảng viên được kết nạp trong toàn Đảng bộ Quân đội. Nữ đảng viên tham gia cấp ủy các cấp trong toàn quân ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Các đơn vị đóng quân trên địa bàn, Bộ đội Biên phòng, các binh đoàn, các đoàn kinh tế -quốc phòng, cơ quan quân sự địa phương đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có hội phụ nữ các cấp thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp giúp đỡ nhân dân xóa đói, giảm nghèo, định canh định cư, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, xây dựng các điểm sáng văn hóa vùng cao biên giới…

Hoạt động giao lưu kết nghĩa giữa các cấp hội phụ nữ địa phương với các đơn vị quân đội đã trở thành truyền thống, thể hiện sâu sắc tình quân dân như cá nước.

Hằng năm, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị và hội phụ nữ địa phương tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo và các đồn biên phòng trị giá hàng trăm triệu đồng.

, tham gia toàn diện trên các lĩnh vực công tác.

Những năm qua, phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản lý, xây dựng hệ thống chính trị xã hội, nhất là trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể các cấp và trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng dạy tại các học viện, nhà trường, phụ nữ quân đội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu khẳng định vị thế của mình trong cơ quan, đơn vị và ngoài xã hội.

Năm năm qua, có 1.420 đề tài do phụ nữ làm chủ hoặc tham gia được ứng dụng mang lại hiệu quả thực tiễn cao trong nhiều lĩnh vực. Hiện tại, trong toàn quân, cán bộ nữ chiếm 1,8% so với đội ngũ cán bộ đang công tác.

Nhiều chị được bầu giữ các cương vị lãnh đạo, là đại biểu tham dự các kỳ đại hội của tổ chức đảng, tổ chức chính trị -xã hội các cấp; 3 chị được phong quân hàm cấp tướng; 522 chị là phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa; số bác sĩ, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nữ có chuyên môn cao ngày càng tăng.

Hàng nghìn chị giữ các chức vụ trong Đảng và chính quyền. Nhiều chị phấn đấu trở thành chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các phòng, khoa, ban, hệ, trở thành nhà giáo ưu tú, giáo viên dạy giỏi các cấp.

Quán triệt thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Quân ủy Trung ương đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó, 100% các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11 của đơn vị mình.

Tổng cục Chính trị, Ban VSTBPN Bộ Quốc phòng đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nhiều chế độ chính sách có liên quan đến lao động nữ, bình đẳng giới theo đúng quy định của pháp luật.

Các chế độ, chính sách được cơ quan nghiên cứu luôn bảo đảm đồng bộ, thống nhất, công bằng, bình đẳng; nhiều vấn đề liên quan đến bình đẳng giới đã được cụ thể hóa theo đúng quy định của pháp luật, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kế hoạch hành động VSTBPN và Luật Bình đẳng giới trong quân đội.

Đồng thời, chủ động hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới. Kịp thời nắm tình hình và phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề nảy sinh.

Nhiều mục tiêu trong kế hoạch hành động VSTBPN, quân đội đã đạt được. Địa vị, uy tín, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ quân đội ngày một nâng cao.

Tổ chức phụ nữ các cấp trong quân đội đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ chính trị của đơn vị và thực tiễn hoạt động của đơn vị, phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong công tác, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy và cơ quan chính trị về chế độ, chính sách có liên quan đến phụ nữ và trẻ em. T

ổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia VSTBPN Việt Nam giai đoạn (2001-2010), phụ nữ quân đội đã có 18/21 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch; nhiều tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng bằng khen.

Những chiến sĩ nữ của Lữ đoàn 205 (Binh chủng Thông tin liên lạc). Ảnh: Minh Trường

Năm 2011, Bộ Quốc phòng đã hoàn thành việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động VSTBPN và bình đẳng giới trong quân đội giai đoạn 2011-2015, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015;

đã tập trung nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần và trình độ mọi mặt của chị em phụ nữ, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ quân đội trong xã hội và gia đình; động viên chị em phát huy trách nhiệm, nghĩa vụ, khả năng cống hiến của mình trên mọi lĩnh vực công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; tổ chức phụ nữ quân đội, hội phụ nữ cơ sở hoạt động ngày càng có chất lượng và hiệu quả, phát huy chức năng là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

Những năm qua, cấp ủy đảng, lãnh đạo chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp trong quân đội đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Bình đẳng giới, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, các nghị định của Chính phủ, tạo được sự chuyển biến mới về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên đối với công tác phụ nữ,

công tác VSTBPN và công tác cán bộ nữ trong quân đội; đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo tổ chức để phụ nữ hoạt động sát với đặc thù của quân đội và đặc điểm của phụ nữ; quan tâm đến công tác cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ; thực hiện tốt chế độ, chính sách có liên quan đến lao động nữ, động viên cán bộ, hội viên phụ nữ quân đội tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tổ chức đảng TSVM, đơn vị VMTD.

Tổ chức phụ nữ quân đội đã phát huy được vai trò, chức năng hoạt động trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội; phát huy vai trò, chức năng của hội phụ nữ trong tham gia xây dựng, quản lý đơn vị, trong tham mưu, đề xuất các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em; tạo sự chuyển biến mới về nội dung, hình thức và phương thức hoạt động, tạo hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ quân đội.

Qua nhiều năm, việc triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa Tổng cục Chính trị và Hội LHPN Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự năng động, sáng tạo của các cấp hội phụ nữ và các cơ quan đơn vị quân đội; sự phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân,

công tác phối hợp hoạt động đã thu được nhiều kết quả. Các cấp hội phụ nữ phối hợp với các đơn vị quân đội triển khai sâu rộng các nội dung hoạt động trong cán bộ, hội viên phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng cơ quan, đơn vị và địa phương; nhiều mô hình phối hợp hoạt động sáng tạo đạt hiệu quả thiết thực được ghi nhận và đánh giá cao. Nổi bật là công tác tuyên truyền giáo dục,

vận động cán bộ, hội viên phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng… Những kết quả đó góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ, cán bộ, chiến sĩ về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ LLVT và cán bộ, hội viên phụ nữ.

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm tiếp tục quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Từ thực tiễn sinh động và hiệu quả đạt được, quán triệt sâu sắc các chủ trương, biện pháp được thông qua tại đại hội này, phụ nữ quân đội tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước trên con đường xây dựng CNXH.

Nguồn Giáo Dục VN: http://giaoduc.net.vn/giao-duc-quoc-phong/quan-doi-voi-viec-thuc-hien-muc-tieu-quoc-gia-ve-su-tien-bo-cua-phu-nu/125801.gd