Quá trình phát triển của trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi

PNO - Sinh con đầu lòng được 7 tháng, chị Hà rất lo lắng vì nghe nói “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò” nhưng con chị đã 7 tháng mà vẫn chưa biết bò. Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM chia sẻ, nếu trẻ vẫn ăn, ngủ, sinh hoạt vui chơi, không quấy khóc và tăng cân bình thường thì mẹ không nên lo lắng.

Ở mỗi giai đoạn, trẻ có sự phát triển khác nhau. Giới tính cũng là yếu tố dẫn đến sự phát triển khác nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, về cơ bản, trẻ bình thường cần đạt được một số mốc phát triển về trí tuệ, vận động, cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi chứ không chỉ cần tăng cân là đủ. Ở trẻ sơ sinh Bé ngủ nhiều, có thể ngủ đến 20 giờ trong một ngày. Bình thường, độ tuổi này trẻ nặng từ 2,9 – 4,4 kg. Dưới 2,5 kg là suy dinh dưỡng Khi được 1 tháng tuổi, trẻ cân nặng 3,9 -5,8 kg. Dưới 3,4 kg là suy dinh dưỡng Trẻ 2 tháng: Biết mỉm cười Biết ngóc đầu trong chốc lát khi đặt trẻ nằm sấp. Độ tuổi này trẻ nặng từ 4,9 – 7,1 kg là bình thường Dưới 4,3 kg là suy dinh dưỡng Trẻ 3 tháng: Cười thành tiếng. Khi được đặt nằm sấp, trẻ giữ được đầu và vai thẳng Độ tuổi này trẻ nặng từ 5,7 – 8 kg là bình thường Dưới 5 kg là suy dinh dưỡng. Trẻ 6 tháng: Biết phân biệt được người lạ, nhận ra mẹ. Khi được đặt nằm sấp, bé biết xoay tròn, trườn và lật Có thể ngồi nhưng phải có điểm tựa. Độ tuổi này trẻ nặng từ 7,1 – 9,8 kg là bình thường Dưới 6,4 kg là suy dinh dưỡng. Trẻ 9 tháng: Phát âm được ba, má, bà và biết vẫy tay chào. Ngồi vững. Lật, trườn giỏi, bò nhanh. Có thể vịn vào bàn ghế và tự đứng dậy, lần đi. Độ tuổi này trẻ nặng từ 8-11 kg là bình thường Dưới 7,1 kg là suy dinh dưỡng. Trẻ 1 tuổi: Phát âm được 2 tiếng, nhắc lại những âm người lớn dạy. Bắt đầu tập đi, lần theo ghế để đi hoặc đi nếu được dắt một tay. Độ tuổi này trẻ nặng từ 8,6 – 12 kg là bình thường Dưới 7,7 kg là suy dinh dưỡng Trẻ 15 tháng tuổi: Thích được chơi tập thể, thích bạn bè Tò mò, khám phá đồ vật trong nhà. Đi vững nhưng chạy còn dễ vấp ngã. Có thể bò lên cầu thang hay trèo lên ghế. Độ tuổi này trẻ nặng từ 9,2 – 12,8 kg là bình thường Dưới 8,3 kg là suy dinh dưỡng Trẻ 18 tháng tuổi: Ban ngày, trẻ biết gọi khi đi tiểu tiện. Có thể tự xúc cơm trong chén bằng muỗng để ăn. Đi nhanh, chạy vững, lên cầu thang nếu được dắt một tay. Độ tuổi này cân nặng của trẻ từ 9,8 – 13,7 kg là bình thường Dưới 8,8 kg là suy dinh dưỡng Trẻ 21 tháng tuổi: Nói được những câu dài, biết đòi ăn, đòi uống. Tự đi lên cầu thang một mình. Có thể xuống cầu thang nếu được dắt một tay Độ tuổi này cân nặng của trẻ từ 10,3 – 14,5 kg là bình thường Dưới 9,2 kg là suy dinh dưỡng. Trẻ 24 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu nói nhiều, học hát các bài hát ngắn Có thể tự mặc quần áo, đánh răng và rửa tay. Lên xuống cầu thang một mình Có thể làm động tác như đá banh Độ tuổi này trẻ nặng từ 10,8– 15,3 kg là bình thường Dưới 9,7 kg là suy dinh dưỡng. Trẻ từ 2-3 tuổi: Thích đặt nhiều câu hỏi Có thể sống tập thể. Biết nhiều người ngoài gia đình Tay chân bớt vụng về, động tác khéo léo hơn. Đến 3 tuổi, cân nặng của trẻ từ 12,7 –18,6 kg là bình thường Dưới 11,3 kg là suy dinh dưỡng. Nguyên Hạnh (ghi)

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://www.phunuonline.com.vn/suckhoe-dinhduong/2011/Pages/qua-trinh-phat-trien-cua-tre-tu-so-sinh-den-3-tuoi.aspx