Philippines sẽ thắng Trung Quốc tại Tòa án Quốc tế về Luật biển?

2 chuyên gia luật quốc tế hàng đầu là Tiến sĩ Yas Banifatemi (thuộc nhóm Luật quốc tế và là đối tác của Tổ chức Trọng tài quốc tế thuộc Công ty luật Shearman & Sterlings) và Giáo sư Tom Ginsburg (Giáo sư Luật quốc tế và Khoa học tại Đại học Luật Chicago, Mỹ) đều coi việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS) là hoàn toàn đúng đắn.

Động thái của 2 “tướng bà” diễn ra sau khi Thượng và Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết S.Res 524 và giới thiệu dự luật H.R.6313 để tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), ủng hộ nguyên tắc 6 điểm gần đây của ASEAN về vấn đề Biển Đông, đồng thời khuyến khích ASEAN và Trung Quốc có những bước tiến nhằm thống nhất về Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC), tạo ra các quy định và nguyên tắc để giải quyết bất đồng một cách hòa bình.

Giáo sư Carl Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, hành động mới đây của Thượng và Hạ viện Mỹ chỉ tái khẳng định chính sách của Mỹ trong vấn đề biển Đông trước những hành động đe dọa của Trung Quốc đối với Philippines và Việt Nam - phản đối Trung Quốc âm mưu độc bá biển Đông, cũng như chia rẽ ASEAN để dễ “múa tay trong bị”. Sau khi Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết S.Res 524, Hạ viện Mỹ cũng giới thiệu dự luật H.R.6313 nhằm thúc đẩy việc giải quyết hòa bình và hợp tác các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông cũng như các vùng biển khác ở Đông Á.

Giáo sư Carl Thayer từng nhận định, những động thái hiện nay của Bắc Kinh cho thấy, Trung Quốc hành động theo kịch bản đã tính toán cẩn thận và đang sử dụng chiến thuật đe dọa để chia rẽ ASEAN, hòng khiến Philippines và Việt Nam phải rút lui trong việc bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình tại biển Đông.

Tiến sĩ Yas Banifatemi (trái) và Giáo sư Tom Ginsburg.

Được biết, Lầu Năm Góc mới thương đàm về những đề xuất của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế (CSIS) đối với các kế hoạch quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình dương, trong đó có việc chuyển các lực lượng từ Đông Bắc Á về biển Đông. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Scher cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ cân nhắc việc bổ sung máy bay ném bom và tàu ngầm tấn công đến châu Á-Thái Bình Dương để đối phó với thách thức an ninh ngày càng tăng ở khu vực này.

Giới chuyên môn rất quan tâm tới bình luận về chiến lược của Trung Quốc tại biển Đông của tờ Foreign Policy khi tác giả cho rằng, Bắc Kinh có thể đang áp dụng chiến lược “mưa dầm thấm lâu” hoặc “thái từng lát xúc xích” hay còn gọi là kiểu “gặm nhấm dần” - sử dụng các bước đi nhỏ nhưng tích tụ trong thời gian dài để cuối cùng chiếm đoạt toàn bộ vùng biển này. Mục đích trong chiến lược của Bắc Kinh là tích lũy dần, bằng những hành động nhỏ nhưng kiên trì, để có “bằng chứng” thể hiện sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, bất chấp sự phản đối của các nước hữu quan và dư luận quốc tế.

Theo 2 chuyên gia luật quốc tế hàng đầu là Tiến sĩ Yas Banifatemi (thuộc nhóm Luật quốc tế và là đối tác của Tổ chức Trọng tài quốc tế thuộc Công ty luật Shearman & Sterlings) và Giáo sư Tom Ginsburg (Giáo sư Luật quốc tế và Khoa học tại Đại học Luật Chicago, Mỹ) đều coi việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS) là hoàn toàn đúng đắn.

Theo bà Yas Banifatemi (1 trong 45 trọng tài quốc tế hàng đầu thế giới), sẽ khó khăn cho Philippines để có được một phiên xét xử bởi Trung Quốc chắc chắn sẽ từ chối tham gia, nhưng việc Manila kiện Bắc Kinh là đúng đắn và nước này nên tận dụng tối đa vấn đề này, kể cả việc sử dụng cơ chế của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để có thể đạt được hiệu quả trong việc phân chia ranh giới giữa các nước khác nhau và làm hài lòng tất cả các bên mà không cần dùng tới vũ lực

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/vi-vn/quocte/2012/8/178014.cand