Phiên xét xử sáng 28/7: Thẩm định hợp đồng vay trên hồ sơ

Sáng ngày 28/7, Viện kiểm sát Nhân dân TP.HCM tiếp tục xét hỏi các bị cáo trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm tại VNCB.

Trong phiên xét hỏi sáng nay, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân TP.HCM hỏi các bị cáo về việc lập các hồ sơ cho vay các khách hàng thuộc 12 công ty của tập đoàn Thiên Thanh.

Bị cáo Nguyễn Phúc Sơn

Bị cáo là nhân viên tín dụng của VNCB chi nhánh Lam Giang

- Ai đưa hồ sơ hồ sơ cho bị cáo làm?

Anh Hoàng Đình Quyết và nói là hồ sơ làm theo đề án tái cơ cấu của ngân hàng .

Bị các xác nhận là không đi thẩm định thực tế.

- Bị cáo có đi gặp khách hàng không?

Bị cáo là nhân viên tín dụng thì Ban kiểm soát quan hệ với khách hàng

- Nếu bị cáo đi thẩm định thì sẽ thấy công ty Hương Việt, Quang Đại đó không hoạt động và chỉ có một người?

Dạ thưa, công ty có báo cáo tài chính, đây là báo cáo nội bộ của công ty. Bị cáo làm theo định hướng tái cơ cấu của ngân hàng, bị cáo tin tưởng vào định hướng của Ngân hàng Nhà nước đã đề ra.

Bị cáo Bùi Thanh Nguyên

Bị cáo làm nhân viên tín dụng VNCB chi nhánh Lam Giang

Thời điểm đó, VNCB đang triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng hỗ trợ ngành vật liệu xây dựng và bất động sản.

Bị cáo làm hồ sơ theo đúng quy định và căn cứ vào hồ sơ để cho vay.

- Anh Sang có chỉ đạo bị cáo vay không?

Anh Sang nói bị cáo xem xét hồ sơ.

- Bị cáo có đi thực tế không?

Dạ không. Mặc dù bị cáo không đi thực tế nhưng trong nội dung phản ánh đúng thực tế của khách hàng là công ty IDICO.

- Tại sao bị cáo vẫn đồng ý cho vay đối với những hồ sơ không đầy đủ?

Đối với nhân viên tín dụng thì khi nhận định hồ sơ vay và có rủi ro thì cảnh báo.

Bị cáo Huỳnh Nguyên Sang

Bị cáo là Phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Lam Giang

Cuối năm 2012, bị cáo lập hồ sơ vay 280 tỷ đồng.

- Hồ sơ công ty Thịnh Quốc bị cáo nhận từ ai?

Bị cáo nhận từ anh Hoàng Đình Quyết

- Trong quá trình điều tra bị cáo khai Hoàng Đình Quyết làm gấp và Phạm Công Danh chỉ đạo?

Về mặt chỉ đạo thì anh Quyết chỉ đạo làm gấp về mặt thời gian.

Bị cáo Hoàng Đình Quyết

- Các bị cáo khác khai các hồ sơ là bị cáo chỉ đạo?

Khi bị cáo nhận được chỉ đạo từ cấp lãnh đạo và chỉ đạo cấp dưới thực hiện những việc ưu đãi cho vay như thế nào thì nhân viên của bị cáo cũng được tham gia gặp khách hàng dù không gặp trực tiếp

- Lúc đó bị cáo có biết nhân viên là hồ sơ là thế nào?

Dạ không. Bị cáo chỉ đạo nhân viên làm đúng thủ tục.

- Khi tài sản hết thế chấp thì nhân viên tín dụng thẩm định bằng gì?

Tất cả thẩm định bằng hồ sơ.

Trong hồ sơ bắt buộc phải có hồ sơ gốc: như hợp đồng thương mại và báo cáo tài chính… còn lại hồ sơ pháp lý là sao y bản chính.

Sau khi thẩm định hồ sơ và lãnh đạo đồng ý cho vay thì hồ sơ được giải ngân.

Bị cáo Huỳnh Nguyên Sang

Theo quy định 1.000 thì không nhất thiết phải thẩm định thực tế hồ sơ vay. Nếu quy định bắt buộc hồ sơ vay vốn bắt buộc phải đi thực tế thì câu chuyện lại khác.

Quy định 52 và 1.000 trên 500 triệu đồng thì trường phòng kinh doanh trực tiếp thẩm định nhưng không có nghĩa là đi thực tế.

Bị cáo Hoàng Đình Quyết

Quy định trên 500 triệu đồng thì Trưởng phòng kinh doanh trực tiếp thẩm định, nghĩa là trực tiếp xem xét các con số, xem xét khách hàng.

Theo quy định người có trách nhiệm cao nhất là Giám đốc chi nhánh hoặc Trưởng phòng kinh doanh phải thẩm định và những hồ sơ này bị cáo giao cho Trưởng phòng thẩm định

Bị cáo Nguyễn Tiến Hùng

Bị cáo là nhân viên tín dụng

- Hồ sơ của 6 công ty ai cung cấp cho bị cáo?

Dạ là Võ Ngọc Nguyên Bình đưa, lúc đó anh Bình là phó phụ trách phòng kinh doanh.

- Hồ sơ 6 công ty thế nào?

Dạ bị cáo nhận được hồ sơ thì lãnh đạo nói thẩm định gấp. Sau khi thẩm định thì bị cáo trình lên giám đốc chi nhánh.

- Khoản vay này do Phạm Công Danh quyết định hay ai?

Dạ lúc đó lãnh đạo nói là hồ sơ đã thẩm định sơ qua rồi.

- Vậy bị cáo không thẩm định thực tế, không đến công ty, không gặp giám đốc công ty…?

Đối với những công ty thương mại thì không nhất thiết phải đi thực tế giống như công ty sản xuất.

Chủ trương cần tăng trưởng tín dụng.

- Ngoài những hồ sơ trên bị cáo có tham gia hồ sơ nào khác?

Dạ không.

- Trong hồ sơ Thanh Quang, Cường Tín, Phước Đại, Nhất Nhất Vinh thì tờ trình là ai?

Bị cáo trình.

- Hồ sơ An Phát, Toàn Tâm trình cho ai?

Lúc đó trình lên anh Võ Ngọc Nguyễn Bình.

Sau khi trình xong có thông báo của hội sở đồng ý cho vay mới tiến hành giải ngân.

Bị cáo Mai Hữu Khương

- Bị cáo có biết Lý Minh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng kinh doanh và đưa hồ sơ cho Lý Minh ký?

Thẩm định thực tế hồ sơ không bắt buộc tùy bản chất hồ sơ. Đây là những công ty thương mại mua đi bán lại thì không cần thiết và có đủ nguồn trả nợ cho ngân hàng và nguồn dự kiến xảy ra, không thể chắc chắn nhưng rủi ro phải có.

Theo quy định 1.000 cán bộ thẩm định thông tin khách hàng dựa trên 3 nguồn thông tin: từ thực tế, từ khách hàng, từ cơ quan thông tin đại chúng.

Thẩm định để tránh rủi ro cho ngân hàng

- Bị cáo khác đã khai đây là chủ trương cho vay rồi?

Theo quy định của ngân hàng thì việc thẩm định khách hàng từ nguồn tin từ khách hàng cung cấp thì khách hàng phải chịu trách nhiệm về thông tin của mình.

Theo nhận thức của bị cáo việc kiểm tra báo cáo tài chính là khó nếu khách hàng cố tình che giấu, khả năng của mình đến mức nào thì làm đến mức đó.

Bị cáo Phan Thành Mai

- Bị cáo có biết bổ nhiệm Lý Minh?

Dạ do bị cáo bổ nhiệm thay thế Võ Ngọc Nguyên Bình.

- Lý Minh có biết các khoản vay này?

Dạ không.

Bị cáo Võ Ngọc Nguyên Bình

Bị cáo là Phó phòng kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn

- Bị cáo tham gia hồ sơ vay nào?

Dạ 4 hồ sơ: Cương Tín, Thanh Quang, Phước Đại và Nhất Nhất Vinh.

Anh Khương đưa các hồ sơ này cho bị cáo và nói rằng đây là chủ trương cho vay vật liệu xây dựng của ngân hàng.

- Bị cáo Danh có chỉ đạo làm nhanh?

Anh Khương không nói là anh Danh chỉ đạo mà chỉ nói là lãnh đạo nói giải quyết nhanh những hồ sơ này.

- Bị cáo làm gì với những hồ sơ này?

Bị cáo xem lại hồ sơ đề thẩm định và cùng anh Tiến Hùng ký trình giám đốc xem xét hồ sơ.

- Bị cáo có đi thẩm định không?

Bị cáo đã trình bày hôm qua rồi, thẩm định thực tế chỉ là một trong những phương pháp thôi. Bị cáo thấy là mình không làm sai.

- Bị cáo có kiểm tra hết thông tin trước khi trình ký không?

Dạ có, bị cáo có tra soát trên mạng internet thì thấy các doanh nghiệp này có hoạt động. Báo cáo tài chính thì bị cáo thấy số liệu cân đối. Về phương án kinh doanh thì có hợp đồng vay vốn mua vật liệu xây dựng. Tài sản đảm bảo đã được cấp sổ hồng… nên cho vay.

- Nhưng bị cáo không đi thực tế mà chỉ cùng với nhau xem trên hồ sơ? Có gặp khách hàng không?

Bị cáo chỉ gặp khách hàng lên ký hợp đồng tín dụng là 4 giám đốc các công ty trên.

Viện kiểm sát hỏi các bị cáo từng là giám đốc 4 công ty trên đã gặp bị cáo Bình trước đó thì các bị cáo nói không nhớ.

Bị cáo Bình cho rằng họ có đến VNCB chi nhánh Sài Gòn để ký hợp đồng tín dụng.

- Khi họp hội đồng tín dụng thì bị cáo điều tiết các khoản vay này, đúng không?

Dạ đúng. Khoản vay nào cũng có rủi ro. Nhưng bị cáo thấy tài sản đảm bảo lớn nên quyết định cho vay.

Đây là hồ sơ đã được Hội đồng quản trị đồng ý cho vay, sau khi giải ngân thì tài đảm bảo đứng tên là tập đoàn Thiên Thanh và biết Thiên Thanh là cổ đông lớn của VNCB thì không được phép đứng ra tên tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Để lách thì các anh lãnh đạo nói sẽ làm chuyển nhượng tài sản của Thiên Thanh cho công ty Toàn Tâm. Lúc đó bị cáo từ chối không làm vì không đủ điều kiện pháp lý nên không làm và xin nghỉ việc.

BIDV có ký hợp tác với VNCB về vật liệu xây dựng.

- Bị cáo có kiểm tra sử dụng vốn vay không?

Bị cáo không đến doanh nghiệp và kiểm tra trên chứng từ.

Bị cáo Lâm Kim Thu

Bị cáo là Trưởng phòng kế toán VNCB chi nhánh Sài Gòn

- Bị cáo cho vay những hồ sơ nào?

Dạ có 4 hồ sơ của công ty: Thịnh Quốc, Đại Hoàng Phương, Nhà Quốc Cường, Nhà Hưng Thịnh

- Quy trình xét duyệt hồ sơ bị cáo có cảnh báo về rủi ro nào không?

Cán bộ tín dụng nhận xét hồ sơ hợp pháp, hợp lệ, phương án vay vốn khả thi, tài sản đảm bảo tốt, doanh nghiệp nợ báo cáo tài chính thì vẫn xem xét.

- Trong quá trình xét hồ sơ không phát hiện được sai sót thì vẫn đồng ý cho vay?

Việc đồng ý cho vay là của hội sở và chi nhánh chỉ thực hiện.

Bị cáo Hoàng Việt Thắng

Bị cáo là Phó giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang

Bị cáo tham gia trình hồ sơ của 4 khoản vay: Đại Hoàng Phương, Thịnh Quốc, Nhà Quốc Cường và Nhà Hưng Thịnh. Đã có 2 hồ sơ tất toán là Nhà Hưng Thịnh và Nhà Quốc Cường.

Bị cáo xem xét hồ sơ với vai trò hội òng tín dụng chi nhánh và thấy đầy đủ pháp lý và phương án đều đầy đủ và kính trình hội đồng tín dụng Hội sở.

- Bị cáo đã thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ của mình chưa?

Dạ, bị cáo đã làm đúng chức trách và nhiệm vụ của mình.

Dựa vào nhiều ý kiến để đánh giá doanh nghiệp, dựa vào báo cáo tài chính và hóa đơn, hợp đồng chứ không chỉ dựa vào một báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính không có, các cán bộ tín dụng không đi thực tế, thẩm định khách hàng…?

Căn cứ vào quy định 1.000 thì có nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực của khách hàng.

Doanh nghiệp này mới đi vào hoạt động nên chưa có báo cáo tài chính nên khi xét duyệt hồ sơ vay thì có thể châm trước cho doanh nghiệp.

Trang 85 của cáo trạng ghi rằng 2 công ty này tài sản đảm bảo là 913 tỷ đồng, có phương án khả thi, pháp lý đầy đủ nên chưa có cơ sở để hình sự cấp trên nhưng bị cáo là cấp dưới lại bị hình sự, bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại cho bị cáo.

11h: Kết thúc phiên sáng.

-----

14h30: Bắt đầu phiên chiều

Bị cáo Nguyễn Tiến Hùng

Tờ trình và biên bản họp thì Lý Minh ký một lúc. Khi đưa biên bản họp bị cáo ký trước ngày giải ngân và ký trước Lý Minh.

- Bị cáo biết tài sản thế chấp của Toàn Tâm và An Phát là của ai?

Hội đồng tín dụng đồng ý cho Toàn Tâm vay với tài sản đứng tên của tập đoàn Thiên Thanh.

Hồ sơ bị cáo ký trước khi giải ngân.

Bị cáo Phan Thành Mai bị tòa hỏi đối chất.

Bị cáo nhớ thời điểm đưa Lý Minh về VNCB chi nhánh Sài Gòn thì hồ sơ đã giải ngân rồi.

LAN ANH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/ngan-hang/phien-xet-xu-sang-287-tham-dinh-hop-dong-vay-tren-ho-so-1820735.html