Phạt gần 4 triệu đô la vì cố tình 'vượt rào' bán hàng đểu

CPSC Mỹ phạt 3.8 triệu đô la với Best Buy và 2 triệu đô la với Meijer vì cố ý bán và phân phối loạt sản phẩm đã bị thu hồi, khiến người dùng bất an.

Phạt 3.8 triệu đô la vì cố tình “ vượt rào”

Đầu tháng 10/2016 vừa qua, Ủy Ban An Toàn Sản Phẩm Tiêu Dùng CPSC Mỹ (CPSC) gửi một thông báo phạt 3.8 triệu đô la đối với Công ty Best Buy có trụ sở tại Richfield, Minnesota, Hoa Kỳ vì hành vi cố ý bán, chào bán, và phân phối các sản phẩm tiêu dùng trong diện thu hồi.

Sản phẩm bị cấm vẫn lưu thông trên thị trường

CPSC cáo buộc Best Buy cố ý bán và phân phối 19 sản phẩm trong danh sách bị cấm lưu thông trên thị trường từ năm 2010 và 2015, bao gồm máy giặt và máy sấy, lò nướng, ti vi, máy tính và các thiết bị điện tử khác, chúng đều có nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng. Vì như, điện thoại Rocketfish™ Model RF-KL12 gây ra 14 vụ cháy nổ màn hình làm thiệt hại tài sản cho người dùng, ti vi 26 inch IS-LCD TV26 được thiết kế nguồn điện lỗi gây hỏa hoạn.

Đáng chú ý, CPSC cáo buộc công ty Best Buy cố tình không chấp hành luật, ngay khi cơ quan chức năng kiểm tra, kết luận và ra lệnh thu hồi sản phẩm kém chất lượng, công ty vẫn bán và phân phối những sản phẩm này cho các nhà bán lẻ khác, bất chấp lời cảnh báo của cơ quan cũng như gây nguy hiểm cho người dùng.

Ngay khi CPSC đã áp đặt hình phạt và nhấn mạnh trong thông cáo báo chí rằng, thu hồi toàn bộ sản phẩm kém chất lượng, không để tồn kho, thế nhưng công ty còn dán mã đè lên một số sản phẩm bị thu hồi và bán tràn lan trên thị trường.

Trước đó, CPSC cũng đã phạt 2 triệu đô là với công ty Meijer có trụ sở tại Grand Rapids, Michigan, Hoa Kỳ vì cố tình phân phối những sản phẩm của công ty đã bị thu hồi cho cửa hàng bán lẻ.

Trong thông báo về vụ việc, CPSC Mỹ cũng nêu rõ công ty Meijer đã cố ý bán và phân phối 12 sản phẩm bị cấm lưu thông trên thị trường cho các cửa hàng bán lẻ. Nhân viên của CPSC cũng cho biết thêm, Meijer nhận được thông tin về các sản phẩm cần được thu hồi khẩn cấp từ cơ quan, nhưng Meijer vẫn không có bất cứ hành động thu hồi nào từ các nhà phân phối hay bán lẻ.

Địu trẻ em gây ngạt thở

Ví như, địu trẻ em SlingRider làm 3 bé sơ sinh thiệt mạng do ngạt thở, quạt hộp thiêu dụi 1 ngôi nhà, ghế cao làm 24 người bị thương do ốc vít lỏng……Bất chấp những hậu quả khủng khiếp đó, Meiji vẫn ngang nhiên bán và phân phối sản phẩm này khắp các thị trường.

Hình phạt dân sự này là một lời nhắc nhở tới các công ty, dù lớn hay nhỏ, cần phải tuân thủ đúng quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng, khi có lệnh thu hồi mặt hàng kém chất lượng cần thu hồi khẩn cấp và không bán lại, không để tồn kho, không thực hiện hành vi gian lận, ... đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng là trên hết.

Minh Châu

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/so-hai-san-pham-tieu-dung-bi-cam-van-ban-tran-lan-d105475.html