Phân tích cổ phiếu ngành điện: KHP, TBC, PPC, NBP, VSH

(ATPvietnam.com) - Ngành điện được coi là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế quốc dân do nhu cầu điện năng ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh lợi thế có tính độc quyền cao, giá bán điện lại đang bị quản lý để kiểm soát chi phí đầu vào của nền kinh tế nên tính đột biến về kết quả hoạt động kinh doanh của ngành này qua các năm không nhiều. Tuy nhiên, với P/E trung bình ngành ở mức ~7 lần, cổ phiếu ngành điện, CTCK Hà Thành (HASC) cho rằng việc đầu tư vào ngành này trong thời gian dài hạn được xem là ý tưởng hay và an toàn. Hiện tại, với mức vốn hóa chiếm 2.6% tổng vốn hóa thị trường và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, tính thanh khoản cao và mức giá hợp lý được xem là điểm mạnh của ngành này trên 2 sàn niêm yết. Trong báo cáo ngoài việc phân tích chung toàn ngành điện, CTCK Hà Thành cũng phân tích chuyên sâu một số mã cổ phiếu được cho là tiêu biểu nhất để NĐT tiện theo dõi. CTCP Điện lực Khánh Hòa (Mã: KHP) Là đơn vị mua điện từ EVN bán cho người dân nên hoạt động của KHP tương đối ổn định và khả năng tăng doanh thu là rất khó nếu không có các dự án khác, giá vốn hàng bán/ Doanh thu rất cao (90%) cho thấy chi phí của KHP khá ổn định. Tính thanh khoản của KHP tương đối tốt, tuy không cao bằng các công ty khác trong ngành nhưng KHP vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Nhìn chung KHP có KQKD tốt và mang tính ổn định cao. ROA và ROE đang ở mức khá cao so với trong ngành và thị trường. Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, KHP tham gia góp vốn vào một số công ty trong ngành điện và bất động sản, chứng khoán. Hầu hết các công ty đã đi vào hoạt động và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các năm tiếp theo. Về dài hạn KHP là cổ phiếu đáng lưu tâm cho các NĐT muốn đầu tư dài hạn và an toàn. CTCP Thủy Điện Thác Bà (Mã: TBC) TBC là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam hoạch toán độc lập thuộc trực thuộc EVN do đó, TBC được EVN bảo đảm đầu ra hoàn toàn. Điện năng là sản phẩm chủ yếu của TBC, doanh thu từ sản xuất và kinh doanh điện năng chiếm 99.9% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TBC có lượng điện chiếm khoảng 0.5% toàn thị trường. Do đặc thù kinh doanh nên TBC không chịu ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào nguyên vật liệu, tình hình lạm phát, tỷ giá, lãi suất so với các doanh nghiệp khác. Trong các nhà máy thủy điện đang niêm yết thì TBC được đánh giá là có KQKD cao. KQKD của các năm qua, tỷ trọng giá vốn hàng bán/Doanh thu của TBC chiếm khoảng 32% thì các công ty khác khoảng 40%. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, năm 2010 sẽ là năm khó khăn cho các công ty thủy điện miền Bắc do hồ nước năm nay tương đối thấp. Do đó dự đoán của CTCK Hà Thành doanh thu và lợi nhuận TBC năm nay sẽ giảm. CTCP Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC) Mặc dù chịu rủi ro về biến động tỷ giá của khoản vay dài hạn bằng đồng Yên Nhật, hoạt động kinh doanh chính của PPC vẫn tăng trưởng đều. PPC là một trong những cổ phiếu bluechip trên sàn có tính thanh khoản tốt. Với tiềm lực tài chính, cùng với khả năng quản lý của ban lãnh đạo PPC kết quả kinh doanh của PPC trong các năm tới sẽ rất khả quan nếu PPC khắc phục được khoản rủi ro từ khoản vay từ đồng Yên Nhật. CTCP Nhiệt điện Ninh Bình (Mã: NBP) So sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, NBP với chỉ số ROA, ROE cao hơn, với hệ số đòn bảy tài chính thấp, vốn tự chủ cao nên NBP không phải gánh chịu về lãi suất và các chi phí khác. EPS đạt 4.398 đồng, cao nhất so với các doanh nghiệp trong ngành. NBP là cổ phiếu hấp dấn nhất trong cổ phiếu ngành điện, bên cạnh đó dự án nhiệt điện Thái Bình 1 sẽ dự kiến đưa vào vận hành năm 2013 hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận đột biến cho NBP. CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Mã: VSH) VSH là nhà máy thủy điện có sản lượng tương đối lớn so với các nhà máy thủy điện hiện đang niêm yết trên HSX và hiện là chủ sở hữu của 2 nhà máy thủy điện là Vĩnh Sơn - công suất 66MW và Sông Hinh - công suất 70MW. Hàng năm VSH chiếm 1.1% tổng sản lượng điện cả nước. VSH bán điện duy nhất cho EVN theo hợp đồng mua bán điện theo giá 580VNĐ/Kwh vào mùa khô và 476VNĐ vào mùa mưa. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có thỏa thuận nào được ký kết với EVN về giá điện mới do đó doanh thu sẽ được tính bằng 90% giá bán theo hợp đồng cũ. Là nhà máy thủy điện nên VSH chịu ảnh hưởng từ điều kiện thiên nhiên rất lớn. Đặc biệt trong năm 2010 này, tình trạng khô hạn kéo dài dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VSH gặp khó khăn. VSH là cổ phiếu có rủi ro thấp, tình hình tài chính lành mạnh, thanh khoản cao. Hoạt động kinh doanh tăng trưởng tương đối bền vững. EPS dự phóng 2010 đạt 2.084 đ/cp. Việc lựa chọn các doanh nghiệp nghiên cứu đều dựa trên cơ sở là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt và ổn định. P/E ngành điện hiện nay là 6x lần được xem là mức P/E thấp so với bình quân P/E thị trường đang khoảng 12x. So sánh các doanh nghiệp trong ngành điện CTCK Hà Thành nghiên cứu thì NBP với chỉ số tài chính tốt, EPS đạt cao nhất, hệ số ROA, ROE đạt từ 29-42%, mức giá hiện tại cũng hợp lý là cổ phiếu NĐT nên quan sát và lựa chọn thời điểm đầu tư. Ngoài ra, những cổ phiếu VSH, KHP, PPC cũng được xem là phù hợp cho việc đầu tư dài hạn. Download báo cáo phân tích cổ phiếu Hải Anh VNA: một cổ phiếu đáng để xem xét DPR: giá hợp lý khoảng 69.000 đ/cp Quan sát thêm đối với cổ phiếu SAM PHR: khuyến nghị Mua, giá mục tiêu 48.000 đồng Thêm một CTCK khuyến nghị đầu tư STB với giá mục tiêu 3x ITA: cổ phiếu đầu tư trung và dài hạn, giá mục tiêu 26.400 đ/cp HTV: khuyến nghị Mua, giá mục tiêu 27.000 đ/cp PVS: Khuyến nghị mua với giá mục tiêu cuối năm là 43.177 đồng/cp VSH: cổ phiếu nhiều tiềm năng, giá mục tiêu 17.500 đồng MPC: khuyến nghị mua, giá mục tiêu 45.000 đ/cp FPT: giá hợp lý cao hơn giá hiện tại khoảng 18% PXS: khuyến nghị đầu tư ở mức giá dưới 24.000 VNĐ/cp Cổ phiếu S91: vẫn đang nằm trong xu thế tăng giá SIC: giá trị trên 57.000 đ/cp, cao hơn giá hiện tại PXT: giá có thể đạt khoảng 27.000 đ/cp PVL: khuyến nghị mua khi giá về dưới 27.000 đ/cp LSS: nên tích lũy ở mức dưới 35.000 đ/cp ICG: khuyến nghị nắm giữ ở mức giá dưới 31.000 đ/cp DPM: khuyến nghị mua trong vùng giá dưới 32.000 đ/cp PVA: xem xét mua tại mức giá chưa pha loãng 71.500 đ/cp Cổ phiếu PHH: định giá vào khoảng 33.721 đ/cp PGS: cân nhắc mua vào ở mức giá dưới 24.000 đ/cp Triển vọng một số doanh nghiệp họ Dầu khí TS4: mức P/E khá cao so với trung bình ngành Cổ phiếu PHT: đang ở mức khá hấp dẫn HAG: đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thật khoảng 10 - 20% CTCK Thăng Long (TLS) khuyến nghị mua KDC Cổ phiếu VIS đang tích lũy xung quanh vùng hỗ trợ mạnh VNM: định giá ở mức 93.000 đồng Ý kiến bạn đọc Your browser does not support inline frames or is currently configured not to display inline frames.

Nguồn ATPVietnam: http://atpvietnam.com/vn/dulieuvaphantich/58008/index.aspx