Phân biệt zona thần kinh, giời leo và vết thương do kiến ba khoang cắn

Vết thương do các bệnh zona thần kinh, giời leo và kiến ba khoang cắn có biểu hiện khá giống nhau khiến nhiều người không phân biệt nổi, hãy xem chúng khác nhau như thế nào để chữa bệnh 'chuẩn và đúng' nhé

1.Bệnh zona thần kinh: Hay gặp ở người từng bị thủy đậu (do virus thủy đậu tái hoạt động khiến các dây thần kinh cảm giác dưới da bị tổn thương, gây đỏ, ngứa, đau nhức, mủ trắng trên da). Vị trí xuất hiện thường chỉ ở một bên cơ thể như lưng, mặt...

Triệu chứng zona thần kinh gặp đầu tiên là:

- Tự dưng đau nhức nhối dọc theo dây thần kinh nửa bên người (nơi vùng da sắp nổi thương tổn), cục bộ sẽ phát ngứa, nóng rát, đau nhức dữ dội.

- Các bọng nước to lõm ở giữa, hoặc mọc thành chùm mụn nước rất đặc trưng, xuất hiện ở một bên cơ thể, làn dần và đỏ ửng, tổn thương phân bổ quanh dây thần kinh,

- Đau dữ dội thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, kèm sưng hạch bạch huyết vùng lân cận. Trẻ em đau nhẹ, hoặc không đau. Nhưng người già đau rất dữ dội.

Nếu không bị viêm nhiễm, các nốt mụn trong suốt sẽ vẩn đục, khô và đóng vẩy. Khi khỏi tạm thời vẫn lưu lại sắc tố trên da và có thể tái nhiễm sau vài tháng, vài năm do chức năng miễn dịch bị thiếu hụt tiềm ẩn.

2. Kiến 3 khoang: Có thể bị cả hai bên cơ thể, hoặc bị nhiều nơi ở vùng da hở (mặt, cổ, ngực, vai, gáy…) và sẽ tiếp tục tiến triển, cơ thể râm ran khó chịu.

12-24 giờ sau khi xuất hiện vết đỏ rát do kiến 3 khoang sẽ xuất hiện thương tổn điển hình (da rát bỏng, phồng rộp thành vệt, hoặc đám, nổi mụn nước ở giữa, trẻ con có thể sốt nhẹ, nổi hạch...).

Nếu ngứa gãi sẽ lan ra vùng da lành, vùng nếp gấp.

- Sau 3 ngày thương tổn đỡ rát bỏng, bong vảy. Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng vết rát sẽ thâm rất lâu.

Bị kiến 3 khoang gây tổn thương, cần sơ cứu ngay bằng cách rửa cồn 70, 90 độ, Betadine, hoặc rửa xà phòng 3 lần rồi xịt nước hoa… thật kỹ để giảm phần lớn nổi bọng nước.

Nếu không thấy kiến 3 khoang, nhưng da tự dưng nổi các vết ban đỏ, lấm tấm mụn nước thì nên nghi bị kiến 3 khoang gây tổn thương, cần rửa ngay vùng da đó bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày để trung hòa chất tiết của côn trùng.

Nên đi khám sớm để bác sĩ điều trị đúng, và nếu vết tổn thương nặng sẽ được dùng thuốc kháng histamin, kháng sinh.

Bệnh giời leo

Bệnh giời leo là từ gọi chung có các hiện tượng viêm da dị ứng do tiếp xúc với côn trùng có độc tính. Vùng da bị viêm do tiếp xúc sẽ bỏng rát khó chịu và không nằm cố định ở một vùng da nào, mà có thể lây lan sang các vùng khác do người bệnh đưa tay sờ lên mặt da rồi sờ vào chỗ da lành khác. Tuy nhiên thì vùng da bị bệnh mới sẽ có dấu hiệu nhẹ hơn chỗ ban đầu rất nhiều.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh giời leo là con giời leo: Loại côn trùng này là động vật thuộc lớp Chân môi (Chilopoda), có kích thước nhỏ hơn so với nhiều loại chân rết khác, và có chân cao hơn, bò khá nhanh, vùng sinh sống ưa thích là các góc khuất, ngõ ngách, có thể gặp dưới gầm giường, nơi ẩm thấp.

Thu Trang (tổng hợp)

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/song-khoe/phan-biet-zona-than-kinh-gioi-leo-va-vet-thuong-do-kien-ba-khoang-can-301996.html