Phải làm gì khi bị ngộ độc bếp ăn tập thể?

Cần triển khai các 'Biện pháp kỹ thuật' trong các quy trình khám phân loại, sơ cứu, điều trị, điều tra nguyên nhân… khi bị ngộ độc bếp ăn tập thể.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mỗi năm, toàn quốc ghi nhận 11 đến 25 vụ ngộ độc khiến khoảng 890 đến 1.860 người bị ngộ độc thực phẩm. Các vụ ngộ độc có xu hướng tăng về quy mô ở các bếp ăn.

Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức buổi diễn tập điều tra, thực hành các biện pháp xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Với mục tiêu là mô hình hóa công tác “Tổ chức chỉ đạo, phối hợp triển khai” hoạt động điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tập thể có nhiều người mắc;

Thực hành triển khai các “Biện pháp kỹ thuật” trong các quy trình kỹ thuật khám phân loại, sơ cứu, điều trị bệnh nhân, điều tra vụ ngộ độc, lấy mẫu bảo quản mẫu bệnh phẩm, mẫu thức ăn, xử lý vệ sinh và tẩy trùng môi trường trong vụ ngộ độc tập thể nhằm kiểm soát, xử lý hiệu quả ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể đông người.

Cần triển khai các ‘Biện pháp kỹ thuật’ trong các quy trình khám phân loại, sơ cứu, điều trị, điều tra nguyên nhân… khi bị ngộ độc bếp ăn tập thể.

Cần triển khai các ‘Biện pháp kỹ thuật’ trong các quy trình khám phân loại, sơ cứu, điều trị, điều tra nguyên nhân… khi bị ngộ độc bếp ăn tập thể.

Trong tình huống giả định, sau bữa ăn sáng, hàng chục công nhân đang làm việc có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nôm nhiều, một số người có biểu hiện đau bụng và kèm theo tiêu chảy….

Ngay lập tức, các công nhân cần được đưa vào phòng y tế của đơn vị và được tiến hành khám sàng lọc, đo huyết áp, xét nghiệm lâm sàng, cho truyền dịch… đồng thời, phân loại bệnh nhân theo mức độ tăng nhẹ, tăng nặng như khu vực sơ cứu, khu vực điều trị bệnh nhân ngộ độc nặng…

Những bệnh nhân nặng được chỉ định vận chuyển đến bệnh viện gần nhất để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Đồng thời, điều tra nguyên nhân bữa ăn, thức ăn, lấy mẫu thứ ăn, thực phẩm nghi ngờ để phân tích mức độ ngộ độc đối với bệnh nhân, xử lý vệ sinh môi trường tại khu vệ sinh, bếp ăn tập thể của công ty...

Trước tình huống giả định trên, TS Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) yêu cầu các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhanh chóng xây dựng các phương án chủ động xử lý, khắc phục, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của vụ ngộ độc tập thể, cần thu mua thực phẩm an toàn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe cho công nhân.

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/phai-lam-gi-khi-bi-ngo-doc-bep-an-tap-the-d109266.html