NS hài Trung Dân –chuyện chưa biết đằng sau những tiếng cười

(Người nổi tiếng) - Trung Dân tâm sự, trong cái nghiệp của mình, anh luôn nỗ lực và tìm một lối đi riêng không “đụng hàng” với ai.

Nhiều khán giả cũng từng tò mò tại sao nghệ sĩ hài Trung Dân luôn chọn cho mình là hình ảnh của một anh nông dân hay một chàng hai lúa, nhà quê trong các vai diễn của phim ảnh, vở kịch? Chính các đồng nghiệp cũng cho rằng anh là một gã… hai lúa chính hiệu. Nhưng ít ai biết, đằng sau mỗi tiếng cười của Trung Dân là một cuộc sống khá đời thường và “rặt” cái nông dân.

Gã nông dân trong cuộc chơi nghệ thuật

Là một nghệ hài nổi tiếng nhiều năm nay trên sân khấu cả nước, đặc biệt là các sân khấu kịch tại TP. HCM cũng như trên các phim mà anh đã tham gia, nghệ sĩ hài Trung Dân đã tạo cho mình một phong cách diễn xuất khá riêng, khá đặc biệt và có thể nói là khá độc đáo, hầu như là không “đụng hàng” với bất cứ nghệ sĩ nào.

Anh luôn làm cho khán giả cười một cách rất thâm thúy với cách sử dụng đại từ mà chỉ có ở Trung Dân. Hình ảnh của một lão nông dân khó tính, hay chửi bứi, nói móc mỗi khi xuất hiện trên sân khấu đã trở thành thương hiệu rất riêng mà chỉ có ở Trung Dân.

Gia đình nhỏ của Trung Dân

Trung Dân kể, anh tên đầy đủ là Nguyễn Trung Dân, sinh ra và lớn lên trong một gia đình tại Hóc Môn, một huyện ngoại thành TP. HCM.

Vì gia đình làm nông nên anh khá thân quen với đồng ruộng, hằng ngày thường xuyên tiếp xúc với những người nông dân phải một nắng hai sương nên ngay từ thuở nhỏ anh đã rất yêu thích hình ảnh của những người nông dân và khá thành thạo công việc của nhà nông.

Dù được sinh ra trong một gia đình “rặt” nông dân, không có truyền thống về nghệ thuật nhưng với bản thân Trung Dân thì nghệ thuật là một đam mê vô bờ bến.

Ngay từ nhỏ Trung Dân đã khao khát trở thành một nghệ sĩ và điều đó đã được hiện thực hóa khi anh luôn là tâm điểm của sự chú ý mỗi khi trường có những chương trình văn nghệ.

Anh tâm sự, hồi học cấp 3 vì khá mê cách diễn của danh hài người pháp Louis de Funès mà ông luôn nuôi khát vọng một ngày nào đó mình cũng sẽ trở thành một nghệ sĩ và sẽ có cách diễn tương tự danh hài này.

Ngoài ra, một người nữa mà theo ông đó chính là hình mẫu diễn viên được anh khá kính trọng và khâm phục trong cách diễn đó chính là diễn viên Tư Rộm.

Theo anh cho biết thì diễn viên Tư Rộm không hề dùng hình thức hay bặm trợn để tạo ra một cách cười nhạt nhẽo mà là ông dùng ngôn ngữ và đại từ và khi ông nói ra là mọi người cười ngay.

Chính niềm đam mê này mà anh đã quyết định thi vào trường Nghệ thuật sân khấu II, nay là trường Đại học sân khấu điện ảnh TP. HCM.

Suốt mấy năm học anh luôn tạo được sự chú ý rất lớn từ thầy cô và bạn bè với lối diễn khá độc đáo, chủ yếu là dùng ngôn ngữ để tạo ra tiếng cười mỗi khi vào giờ thực hành.

Trung Dân tốt nghiệp trường Nghệ thuật sân khấu II vào năm 1992, với vai diễn trình làng đầu tiên, được phát sóng trên Đài truyền hình TP. HCM là vai Mười hớt tóc trong vở kịch “Dưới bóng cây bồ đề”.

Có thể nói từ sau vai diễn đầu tay này, anh đã tạo được ấn tượng khá sâu sắc và sự chú ý khá lớn từ các đạo diễn cho đến khán giả bởi khả năng diễn xuất tốt, linh hoạt và khá riêng, khá độc đáo.

Cũng từ đây anh bắt đầu và chính thức có duyên với nghề để rồi sau đó anh liên tục được các đạo diễn biên kịch, truyền hình để ý đến và từ đó hình ảnh của một danh hài Trung Dân xuất hiện ngày càng nhiều tại các sân khấu như: Idecaf, kịch Hồng Vân, Trống Đồng, nhà hát Bến Thành, rạp Vinh Quang và nhiều sân khấu khác trên cả nước.

Lắng đọng đằng sau những vai diễn cười ra nước mắt, nghệ sĩ Trung Dân tâm sự: “Dù hiện nay tôi cũng đã được những thành quả bước đầu và gặt hái cũng không ít thành công trên con đường nghệ thuật, nhưng tôi vẫn mãi là tôi, tôi vẫn là một người con của đồng ruộng, của một miền quê nghèo và chính cái miền quê ấy, sự chân tình của những người nông dân đã giúp cho tôi có được những vai diễn rất thực và khá gần gũi với những người nông dân một nắng hai sương”.

Có lẽ vì điều này mà hầu như những vai diễn của anh đều mang dáng dấp của một người nông dân chân lấm tay bùn, ăn nói thẳng thắn và bộc trực, chẳng hạn như các vở diễn: “Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa” hay “Lên đời” cùng nhiều vở diễn khác.

Gần 20 năm trong nghề, có thể nói đến thời điểm này Trung Dân đã thỏa mãn. Hàng loạt phim ảnh lẫn các vai diễn khắp các sân khấu Bắc – Trung – Nam đều có dấu ấn rất riêng của anh.

Trong những năm gần đây, anh đã liên tiếp “hái” được nhiều giải thưởng ấn tượng như: “Nhóm hài được yêu thích nhất năm 2004”, Giải thưởng: “Cù Nèo Vàng” năm 2005 do báo Tuổi Trẻ trao tặng, “Nghệ sĩ hài được yêu thích nhất”- Giải thưởng HTV Award lần 2 năm 2008, “Huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009” và nhiều giải thưởng khác.

Chuyện chưa biết đằng sau tiếng cười

Nghiệp diễn là thế, Trung Dân tâm sự luôn luôn làm mới mình để mỗi ngày mang lại những tiếng cười với những cung bậc khác cho khn giả. Nhưng ít ai biết, đằng sau mỗi tiếng cười đó, đằng sau mỗi tiếng cười đó, ở đời thường, Trung Dân còn đóng khá nghiều vai khác như” nhà văn, họa sỹ, nhà biên kịch...

Khi chúng tôi đến nhà Trung Dân cũng khá bất ngờ về ngôi nhà 3 tầng của anh ở đường Đinh Tiên Hoàng – nơi anh chọn để sống “ẩn cư” giấu mình đằng sau những tiếng cười. Trung Dân đã dành riêng sân thượng của ngôi nhà ba tầng của mình chỉ để trồng rau, từ ớt, cải, cúc cho đến đậu đũa hay những dàn bầu đong đưa…

Có thể nói khi bước vào ngôi nhà của anh là mọi người khá ngạc nhiên trước cảnh quan của một làng quê, anh đã mang cả không gian sống tĩnh lặng của vùng nông thôn ngày nào vào trong ngôi nhà xinh xắn của mình.

Mà anh chia sẻ “Sống giữa lòng trung tâm thành phố nhộn nhịp nhưng cũng không ít ngột ngạt này, tôi như chưa thể hòa nhịp và lúc nào cũng mong muốn trong nhà mình có một không gian của làng quê”. Đơn giản chỉ là thế.

Có lúc ngồi trò chuyện anh từng bật mí có vẻ khiêm tốn “Tôi chỉ là một người viết văn nghiệp dư, tôi chỉ thích nói những điều mà mình đã thực hiện được và đồng thời có sự kiểm nghiệm của thực tế, của bạn đọc.

Sau mỗi vai diễn, Trung Dân về với ruộng đồng ngay trên sân thượng của ngôi nhà giữa lòng Sài Gòn.

Hiện tại thì tôi vẫn chưa có tác phẩm nào ra mắt bạn đọc chính thức, theo dự kiến vào năm tới thì tôi mới cho xuất bản những tác phẩm văn học này, và khi đó tôi hy vọng sẽ được đông đảo bạn đọc ủng hộ và đóng góp ý kiến, còn bây giờ thì chưa thể”.

Anh nói tiếp “Bản thân tôi tìm đến với trang viết là để trải lòng với cuộc sống, để vơi đi những nỗi muộn phiền chứ không vì mục đích sinh lợi cá nhân như bao người vẫn nghĩ.
Chính vì thế nhân vật trong những tác phẩm này cũng chỉ đề cập đến cuộc sống làng quê, đến những người nông dân nghèo khổ, chân thực.

Tôi vẫn thường nghĩ, hính những vai diễn của mình đã thể hiện được nội tâm và cuộc sống của người nông dân, nhưng bao nhiêu đó vẫn chưa đủ và tôi nghĩ chỉ có trang viết mới giúp tôi thể hiện hết cuộc sống thực của họ”.

Một điều mà Trung Dân đã từng bật mí là trong hơn 3 năm trời, anh đã cho ra đời đến 22 truyện ngắn.

Nhưng ít ai biết được, Trung Dân không chỉ viết văn mà còn có một cái nghề tay trái khác đó là làm… họa sỹ.

Đến nhà thấy anh treo dọc ngang những tác phẩm của mình, mà chính anh khoe đã có hơn 30 bức trang với những chủ đề khác nhau, thể hiện hiện thực cuộc sống khác nhau.

Đó là những phác họa về đời thường, nội tâm của nghệ sỹ mà anh phản ánh bằng nét cọ của mình. Nói về cái đam mê này này, có lúc anh trần tình, không vì mục đích cơm, áo, gạo tiền mà chỉ đơn giản là để thỏa mãn đam mê sáng tạo.

Chiều tác phẩm giá trị lên đến vài nghìn USD, nhưng Trung Dân hoàn toàn không quan tâm, anh chỉ quan tâm đến tính nghệ thuật và chỉ dành riêng cho gia đình, bạn bè… thưởng thức.

Dù là viết văn, vẽ tranh hay diễn phim, đóng kịch với Trung Dân vẫn là sự ngẫu hứng, nên nhiều tiếng cười và những dấu ấn khác của Trung Dân không theo một trình tự nào cả, đều có cái rất riêng của Trung Dân.

Không như các nghệ sỹ khác, cứ sau giờ diện thường tìm đến quán bar, vũ trường; còn Trung Dân thì anh tìm về ngôi nhà “rặt” nông thôn của mình giữa Sài Gòn. Ở đó Trung Dân có người vợ và 3 con, mà theo anh tâm sự thì “chính cái bản tính nông dân như thế mà đến nay tôi vẫn giữ được một mái ấm gia đình, mà nhiều người khác mơ ước”.

Với Trung Dân cái nghiệp diễn là kế sinh nhai, một mình anh cày cực để nuôi cả gia đình. Cũng có giai đoạn người ta đồn thổi Trung Dân làm nghễ thuật nhưng là đại gia, rủng rỉnh tiền bạc, đất đai bạc ngàn; nhưng anh chỉ… cười trừ.

Có dạo Trung Dân còn thành lập cả công ty chuyên cung cấp kịch bản và sản xuất chương trình truyền hình về đề tài nông thôn; rồi cả việc hùn vốn với một nhóm bạn kinh doanh bằng cái nghê nuôi chim Yến ở tận Nhà Trang và Cần Giờ, TP.HCM, hỏi chuyện thì anh chỉ cười như đang diễn “Tôi không phải làm giàu, mà nuôi chim Yến để tẩm bổ cho ba má tôi”.

Và cứ thế đằng sau mỗi tiếng cười, Trung Dân tìm về ngôi nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn. Nơi ấy, Trung Dân có một vai để “diễn” một cuộc sống bình dân, bình thản như là một “ẩn sĩ”.

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201204/NS-hai-Trung-dan-chuyen-chua-biet-dang-sau-nhung-tieng-cuoi-2146828/