Nông dân nhỏ, cánh đồng lớn

DN thuê đất của nông dân làm cánh đồng lớn đang là xu hướng. NNVN trao đổi với ông Trần Anh Thư - GĐ Sở NN-PTNT An Giang xoay quanh vấn đề này.

Ông Trần Anh Thư - GĐ Sở NN-PTNT An Giang

Thưa ông việc tích tụ đất đai là một sự lựa chọn để tái cơ cấu SX nông nghiệp. Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm trong liên kết SX hiện nay ở An Giang?

Điều kiện tiên quyết của nông nghiệp SX theo hướng hàng hóa phải thỏa mãn 3 yếu tố: thứ nhất là quy mô lớn, thứ hai chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, thứ ba chi phí SX thấp để đảm bảo có năng lực cạnh tranh.

Ngành nông nghiệp An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung phải chọn lọc lại một số ngành hàng để đi theo hướng thế mạnh, có lợi thế so sánh, thị trường tốt, từ đó đi vào SX đáp ứng các tiêu chí nêu trên. Trong đó tích tụ ruộng đất là một trong những điều kiện tiên quyết phải làm.

Không ít người nghĩ tích tụ ruộng đất sẽ trở lại với con đường làm địa chủ và người làm thuê, trên thực tế tích tụ ruộng đất hiện nay khác và các nước trên thế giới họ cũng tích tụ ruộng đất thể hiện ở nhiều dạng như: những người nông dân nhỏ liên kết lại với nhau để hình thành một cánh đồng lớn, trong đó có DN đứng ra làm một đầu mối.

Tích tụ ruộng đất để làm quy mô trang trại, quy mô cánh đồng lớn

DN có chức năng cung ứng giống, cung ứng vật tư, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, đáp ứng đầu ra cho nông dân, nông dân chỉ SX, đây là mô hình hay, lâu nay chúng ta vẫn làm, đó là liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa. Ở An Giang hiện nay chúng tôi cũng đã xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong SX lúa gạo, rau màu, cá tra, cây ăn trái…

Trong SX vẫn còn rất nhiều hộ chỉ có vài công đất. Như vậy, việc liên kết SX ở các HTX cần phải đặt ra vấn đề gì để đạt được hiệu quả cao?

Tích tụ ruộng đất không chỉ có một hướng mà phải đa dạng, miễn sao hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn. Với mô hình HTX, cũng là một kênh để tích tụ ruộng đất, nhưng cách làm phải khác trước. HTX lâu nay ta làm là HTX rời rạc, còn HTX mới là phải dịch vụ đồng bộ. Nó từa tựa công ty cổ phần có nhiều nông dân góp vốn.

Hiện tại ở An Giang đã triển khai thí điểm một số mô hình HTX như: HTX xoài, HTX rau màu, HTX lúa gạo…

Tích tụ ruộng đất để làm quy mô trang trại, quy mô cánh đồng lớn

Ở Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng có HTX Anh Đào, không phải khoanh vùng trong một ranh giới hành chính của một ấp hay một xã nào đó mà HTX có nhiều cánh đồng rải đều khắp nơi. Mặt khác HTX không có nghĩa những cán bộ nhà nước về hưu quản lý mà HTX do các DN đứng đầu, đưa nhân viên vào điều hành, chọn ra một số nông dân có kinh nghiệm vào ban chủ nhiệm.

Xin cảm ơn ông!

Ông nghĩ sao về hạn điền?

Về hạn điền, Bộ TN-MT cũng đã tham mưu Chính phủ nới rộng ra, cho phép một hộ trong gia đình sở hữu tối đa 30ha, tạm được.

Đối với các DN thuê đất, người nông dân không mất đất, đất của ông bà, cha mẹ để lại vẫn còn, người nông dân cho thuê đất, trong thời gian đó bà con đi chuyển sang làm nghề khác.

Vì vậy nhà nước phải có cơ chế chính sách công nhận quyền sở hữu tạm thời cho các DN khi họ thuê đất.

Cho phép tích tụ ruộng đất để làm quy mô trang trại, quy mô cánh đồng lớn, nhưng không đi tới chuyện phát canh thu tô, tự SX, tự canh tác, phát triển mạnh KHCN trong DN, KHCN trong cánh đồng, từ đó DN sẽ tự thuê các nhà khoa học làm theo ý của họ và dĩ nhiên phải hiệu quả họ mới làm.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nong-dan-nho-canh-dong-lon-post178183.html