Nỗi sợ hãi mang tên 'nghiện yêu'

Chứng "nghiện yêu” có thể tác động đến cả nam và nữ ở những lứa tuổi khác nhau.

Bạn có bao giờ tò mò cụm từ nào về sex được tìm kiếm nhiều nhất trên Google? Chỉ cần viết “Sex…” và cụm từ “Bệnh nghiện tình dục là có thực?” sẽ xuất hiện đầu tiên.

Để trả lời câu hỏi này, tờ báo Daily Star Online đã có cuộc phỏng vấn với chuyên gia Rebecca Dakin và được biết đây là một căn bệnh có thật và ảnh hưởng đến suốt đời.

Phụ nữ thường cảm thấy xấu hổ khi được hỏi về vấn đề này (Ảnh minh họa)

“Vâng, đây là căn bệnh có thực và rất phổ biến ngày nay do sự phát triển của Internet và các trang mạng khiêu dâm.”- Rebecca cho biết.

“Nó liên quan đến sự mất kiểm soát ham muốn và hành vi tình dục".

Nghiện “sex” có thể được so sánh với nghiện ăn, nghiện rượu, cà-phê-in và cũng được coi như hành vi nghiện tình dục quá độ hay còn gọi là chứng cuồng dâm.

“Trong những trường hợp đặc biệt, họ muốn quan hệ tình dục nhiều lần trong ngày và thường xuyên nghĩ về nó” - Rebecca cho hay.

Bà đã chỉ ra ví dụ cụ thể như: họ có thể đang đi dạo phố, bất chợt gặp các kích thích ngoài ý muốn và họ sẽ tìm kiếm nhà vệ sinh gần nhất để “giải phóng” bản thân. Nó đã chi phối cuộc sống của họ một cách rõ rệt.

Rebecca cho biết, rất khó để đưa ra số liệu cụ thể về những người mắc chứng bệnh này vì phụ nữ thường nhạy cảm với nó.

“Phụ nữ thường cảm thấy xấu hổ khi được hỏi về vấn đề này dẫn đến có rất nhiều chị em bị mắc chứng nghiện tình dục mà không được chẩn đoán”.

Bà phân tích thêm rằng, chứng nghiện “sex” có thể tác động đến cả nam và nữ ở những lứa tuổi khác nhau. Gần đây, có sự gia tăng ở lớp trẻ đặc biệt ở lứa tuổi đi học khi chúng được tiếp xúc nhiều với Internet.

Những lời khuyên hữu ích của chuyên gia Rebecca Dakin

Nếu bạn cảm thấy mình đang có sự gia tăng những ham muốn nhất định trong tình dục, hãy tìm kiếm trên mạng trước tiên và xem liệu bạn có những triệu chứng của bệnh nghiện “sex” hay không. Sau đó, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ.

Đối với Rebecca, một nhà trị liệu có tay nghề, bà thường thôi miên bệnh nhân để họ kìm nén những ham muốn về sex. Ngoài ra, Rebecca còn giới thiệu thêm những phương pháp điều trị khác như liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi và trong những trường hợp đặc biệt, bệnh nhân cần sự trợ giúp của thuốc.

Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ bạn đời của mình mắc chứng bệnh này, hãy cố giao tiếp với họ.

“Bạn phải nói chuyện một cách công khai nhưng tế nhị với họ về đề tài này”

“Hãy để họ tự nhận ra vấn đề của bản thân và chú ý đến cảm giác của họ với nó.”

Ngoài ra, có một vấn đề nảy sinh khi bạn có quan hệ với người bị nghiện tình dục, họ có thể cảm thấy chỉ là công cụ tình dục chứ không phải bạn đời và từ đó, các mâu thuẫn xảy ra.

Để tránh điều đó, hãy tâm sự với bạn đời của mình và tìm ra cách chung sống hòa thuận với nhau.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/song-tre/noi-so-hai-mang-ten-nghien-yeu-756558.html