Nỗi đau của những người phụ nữ cuối cùng theo tục bó chân ở Trung Quốc

Những hình ảnh khiến người xem không khỏi rùng mình về những di chứng mà hơn 100 bà lão ở một ngôi làng nhỏ của Trung Quốc đang phải chịu đựng mỗi ngày bởi ảnh hưởng của tục bó chân.

Làng Liuyi, tỉnh Vân Nam Trung Quốc, khu vực nằm khá xa các trung tâm hành chính văn hóa hiện đại là một trong những nơi cuối cùng ở Trung Quốc vẫn còn duy trì tục bó chân. Tại đây hiện có hơn 100 phụ nữ ở độ tuổi khoảng 70 hàng ngày phải chịu những đau đớn, khó khăn mà việc bó chân từ khi còn bé để lại.

“Bó chân” là tục lệ truyền thống đã xuất hiện ở Trung Quốc suốt cả một thiên niên kỉ. Những người Trung Quốc xưa tin rằng với một bàn chân nhỏ, con gái sẽ đi đứng uyển chuyển, nữ tính hơn và chỉ khi bó chân họ mới có thể cưới chồng giàu. Chiều dài bàn chân 7cm được xem là tỉ lệ vàng. Bước sang thế kỉ 20, hủ tục này mới dần không còn được ưa chuộng bởi những di chứng quá khốc liệt nó để lại.

Bộ ảnh được Dailymail đăng tải đã thật sự gây sốc cho công chúng khi những người phụ nữ lớn tuổi cuối cùng của làng Liuyi chia sẻ về những bất lợi họ đang gánh chịu từ tục lệ từng được xem là trào lưu.

Những bé gái trong độ tuổi từ 4 đến 9 sẽ trải qua một quy trình cực kì đau đớn khiến những ngón chân bị bẻ gãy trước khi được bó gọn trong những dải băng ướt và bắt đầu định hình bàn chân bé xíu mà họ phải mang đến tận cuối đời. Không ai mường tượng được nỗi đau về sau mà những cô bé này phải chịu đựng.

Những bé gái trong độ tuổi từ 4 đến 9 sẽ trải qua một quy trình cực kì đau đớn khiến những ngón chân bị bẻ gãy trước khi được bó gọn trong những dải băng ướt và bắt đầu định hình bàn chân bé xíu mà họ phải mang đến tận cuối đời. Không ai mường tượng được nỗi đau về sau mà những cô bé này phải chịu đựng.

Làn da nứt nẻ, khô sần, những ngón chân bám dính vào nhau của cụ bà Luo Puo, 100 tuổi.

Cả cuộc đời của hơn 100 phụ nữ ở Làng bó chân đều phải gắn liền với những dải băng trắng.

Với bàn chân bị bó chặt, mỗi khi bước đi người phụ nữ phải rón rén từng bước nhỏ, lực mỗi bước chân phụ thuộc phần lớn vào cơ đùi. Điều này có thể không phải là vấn đề quá lớn khi còn trẻ tuổi, nhưng với những người già, sự đau nhức mà họ phải chịu đựng mỗi khi trái gió trở trời là điều cực kì kinh khủng.

Bàn chân biến dạng của cụ bà Luo Puo khiến báo giới không khỏi xót xa.

Zhou Guizhen, 86 tuổi, một thành viên của đội múa “Gót sen ba tấc vàng” nổi tiếng của làng Liuyi chia sẻ về quá trình bó chân. Bà đã chỉ cho mọi người thấy dấu tích của những ngón chân bị bẻ gãy để có thể nhét vừa vào đôi hài nhỏ xíu.

Tục lệ bó chân xuất phát từ đời Đường, theo một số câu chuyện kể lại, các nhà lịch sử cho rằng sau khi một vị hoàng đế phải lòng người kĩ nữ bó chân bằng vải lụa, thêm một điển tích khác lại cho rằng tục lệ này được ban hành rộng rãi vì ái phi của hoàng đế bị tật chân nên ngài đã yêu cầu tất cả nữ giới phải bó chân để không còn ai bàn tán chê bai đôi chân của ái phi.

Tục lệ bó chân có mặt ở Trung Quốc từ những năm 600s và chỉ bị cấm từ năm 1912 trở đi.

Nhảy múa là một phần không thể thiếu trong truyền thống bó chân, ở làng Liuyi những phụ nữ bó chân đã tập hợp lại và có đội múa riêng của họ, tạo thành một nét truyền thống trong bức tranh văn hóa Vân Nam. Toàn bộ thành viên của đội múa đều có độ tuổi trên 70. Mặc kệ những khó khăn họ gặp phải bởi bàn chân biến dạng, những phụ nữ này vẫn cực kì linh hoạt và nhanh nhẹn trong từng vũ điệu.

Những cơn đau chắc chắn sẽ còn theo họ đến tận ngày cuối đời, nhiễm trùng, rữa thịt, có khi những ngón chân đâm vào da gây hoại tử, nguy cơ tử vong có thể rất cao. Với phụ nữ lớn tuổi, ngay cả việc đứng dậy cũng còn rất khó khăn chứ đừng nói di chuyển, nguy cơ gãy xương chậu luôn luôn hiện hữu. Ngay cả loại giày đặc biệt cho người bó chân hiện nay cũng đã không còn được sản xuất.

Hoàng Kì

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/xa-hoi/noi-dau-cua-nhung-nguoi-phu-nu-cuoi-cung-theo-tuc-bo-chan-o-trung-quoc-1291173.html