Những sinh vật không bao giờ chết trên Trái Đất

(VTC News) - Những sinh vật bất tử này có thể thoải mái sống sót ở những địa ngục tăm tối, từ nơi lạnh giá đến nơi có thể làm tan chảy mọi thứ.

Giun Devil sống sót trong điều kiện: Áp lực cao, thiếu oxy và nhiệt độ cao. Loài giun tròn này chỉ vừa được phát hiện vào năm 2011 ở độ sâu 3,52 km dưới mặt đất đúng như cái tên devil – ma quỷ.

Chúng phá vỡ kỷ lục của những sinh vật đa bào đầu tiên được tìm thấy sống ở độ sâu chỉ 1,6 km. Chúng sống suốt đời trong bóng tối và uống những giọt nước 12.000 năm tuổi, ăn những vi khuẩn nhỏ bé đầy rẫy xung quanh.

Nhện nhảy Himalaya sống sót trong điều kiện: Áp suất thấp, nhiệt độ đóng băng.

Trái lại với loài giun Devil, loài nhện nhảy Himalaya giữ kỷ lục động vật sống sót ở nơi cao nhất trên Trái Đất - hơn 6,5 km so với mực nước biển.

Nguồn dinh dưỡng duy nhất của nhện nhảy là những côn trùng nhỏ bé bị gió thổi từ mặt đất lên núi.

Một cú nhảy của nhện Himalaya.

Nó có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần thức ăn, ở nhiệt độ đóng băng, áp suất khí quyển cực thấp.

Sứa bất tử: Khả năng chống lại quá trình lão hóa

Những con sứa hydrozoa có thể chuyển đổi cơ thể về giai đoạn sơ sinh khi gặp điều kiện bất lợi khiến chúng có khả năng bất tử hoàn toàn.

Dường như không có một con số giới hạn nào về những lần tự 'hồi xuân' của chúng. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ bị ăn thịt và bệnh tật trong cơ thể chưa trưởng thành.

Bọ cánh cứng đỏ: Sống sót trong điều kiện cực lạnh. Loài côn trùng này có nguồn gốc ở khu vực phía bắc Alaska và Canada.

Chúng có thể chống lại cái lạnh đến -150 độ C bằng cách sản sinh một loại protein chống đông ngăn chặn sự kết tinh của máu. Chúng cũng tự tăng cường lượng chất béo glycerol trong máu để hạn chế sự đóng băng cơ thể.

Giun nhiều tơ Pompeii: Khả năng sống sót ở nhiệt độ cực cao.

Giun Pompeii sống ngay trên miệng lỗ thông hơi của Trái Đất dưới đáy đại dương.

Thân nhiệt loài giun này không bao giờ dưới 100 độ C.

Những lỗ thông hơi tuôn trào dòng thủy nhiệt nóng tới 300 độ C từ lòng Trái Đất vào dòng biển lạnh Thái Bình Dương đủ để tan chảy bất cứ sinh vật sống nào. Trừ loài giun biển Pompeii.

Các nhà sinh học cho rằng trên cơ thể chúng có một lớp vi khuẩn đặc biệt tạo thành lớp cách nhiệt hoàn hảo chống lại mức nhiệt độ cao như vậy.

Nguồn VTC: http://vtc.vn/1-457080/kinh-te/slide-show/1/index.htm