Những sai lầm khiến bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng

Khoảng 55% người Việt mắc trĩ. Căn bệnh ngày càng phổ biến và trẻ hóa bởi những sai lầm trong sinh hoạt và ăn uống.

1. Phát hiện bệnh trĩ qua những dấu hiệu nào?

Thường xuyên táo bón
Phát ban, mẩn ngứa, nổi mụn nhọt ở mông
Đau rát hậu môn khi đại tiện, máu dính trên phân, nhỏ giọt hoặc thành tia, xuất hiện dịch tiết hậu môn

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam - cho biết nếu người bệnh có triệu chứng chảy máu tươi qua đường hậu môn cùng với đi ngoài thì 80-90% là do trĩ. Ngoài ra, bệnh có các dấu hiệu cảnh báo sớm như đau rát hậu môn, máu dính trên phân, ngứa, xuất hiện dịch tiết vùng hậu môn.

2. Bệnh trĩ chỉ xuất hiện ở người lớn?

Đúng
Sai

BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, cho rằng trĩ xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nhiều người lầm tưởng trẻ em không thể mắc trĩ, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuối, ở đối tượng này phần lớn là do giãn tĩnh mạch hoặc rách, viêm nhiễm khuẩn hậu môn.

3. Trĩ là ung thư trực tràng, u hậu môn?

Đúng
Sai

Theo bác sĩ Hoàng Đình Lân, đây là các bệnh khác nhau. Để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, người bệnh nên đi nội soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa để có chỉ định điều trị cụ thể. Nếu là bệnh trĩ bạn sẽ điều trị theo đơn thuốc của thầy thuốc chuyên khoa ngoại trú tại nhà. Tương tự, để phân biệt giữa u hậu môn và trĩ bạn cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng.

4. Những thói quen có thể dẫn đến bệnh trĩ?

Rặn khi đi ngoài, ngồi nhiều, làm việc áp lực nặng, ít uống nước, ít ăn rau, stress
Uống nhiều rượu, bia, nước có ga, thức ăn có vỏ cứng, thiếu ngủ
Ăn quá nhiều tinh bột, chất đạm, chất béo, đồ ăn cay nóng

Theo PGS.TS Mạnh Nhâm, điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ dễ phát triển như táo bón, rặn khi đi ngoài; ngồi nhiều (lái xe, thợ may, dân văn phòng); làm việc áp lực nặng như khuân vác; có bệnh viêm đại tràng, gan, đái tháo đường; phụ nữ sau sinh.

5. Có thể chữa bệnh dứt điểm bằng lá thầu dầu tươi, cao hạt dẻ ngựa?


Không

Các chuyên gia cho rằng chữa bệnh theo các phương pháp truyền miệng, chưa có kiểm chứng khoa học có thể khiến bệnh nặng hơn do dị ứng, nhiễm trùng, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở những người già hoặc có các bệnh gan, tim, phổi, thận mạn tính.

6. Bệnh trĩ có thể gây biến chứng gì?

Không có biến chứng
Búi trĩ sẽ bị lở loét, bội nhiễm, hoại tử, ung thư ở đại trực tràng
Đau vùng hậu môn kéo dài, ảnh hưởng chất lượng cuộc sốn

Nếu không đượccan thiệp kịp thời, búi trĩ sẽ bị lở loét, bội nhiễm, hoại tử rất nguy hiểm. Đặc biệt, biến chứng của bệnh trĩ có khả năng di chứng thành ung thư ở đại trực tràng, trở thành mối nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

7. Khi bị trĩ cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt ra sao?

Uống nhiều sữa đậu nành, ngồi ghế có đêm dày, hạn chế lái xe
Uống nhiều loại thảo dược, ăn thực phẩm chứa nhiều chất nhày như rau đay, mồng tơi, ngủ đủ giấc
Ăn nhiều rau xanh, uống 1,5-2 lít nước/ngày, tránh đứng nhiều, ngồi lâu, vệ sinh bằng nước ấm sau mỗi lần đi cầu

Theo BSCKII Hoàng Đình Lân, bệnh nhân cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống như ăn ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (khoảng 1,5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch. Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm. Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định. Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh.

Phương Anh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nhung-sai-lam-khien-benh-tri-ngay-cang-nghiem-trong-post747743.html