Những nguy cơ tan rã nhà nước Ukraine

Nếu như Lybia được coi như một quốc gia thất bại thì Ukraine hơn thế, nguy cơ tan rã là khó tránh khỏi.

1. Ukraine lịch sử đau thương...

Quốc gia là một lãnh thổ có chủ quyền bởi Nhà nước, có những con người của các dân tộc trên lãnh thổ đó, họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc…nhưng Ukraine thì không như vậy.

Phần lớn các lãnh thổ Ukraine hiện có là từ nhiều thời kỳ khác nhau được cai trị bởi Nga, Golden Horde (Mông Cổ), Ba Lan-Litva, Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, Đế quốc Áo-Hung và tiếp theo là Cộng hòa Ba Lan và Liên Xô.

Khi đang tồn tại Liên Xô thì việc phân chia hành chính trong các nước cộng hòa chưa phiền toái, thậm chí Khrushchev còn cắt Crimea sang cộng hòa Ukraine. Tuy nhiên sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hòa thuộc LX tuyên bố độc lập thì địa lý chính trị hành chính được có từ Liên Xô lại trở thành vấn đề…Hơn 25 triệu người Nga “chỉ sau một đêm đã trở thành người nước ngoài” chiếm 10% dân số các quốc gia hậu Liên Xô.

Chính vì sự hình thành lãnh thổ đặc biệt, khác thường này mà nhiều người trong Cộng hòa Ucraina hiện nay rất thoải mái khi tự coi mình là người Odessa, người Kharkov hoặc người Lvov (thuộc Ba Lan) hơn là người Ukraina.

Câu chuyện về Ukrainianism (chủ nghĩa dân tộc Ukraine) chỉ là một sáng kiến của giới tinh hoa chính trị vào cuối thế kỷ 19 đầu 20 từ vùng Galicia là một phần của đế quốc Áo-Hung sau thế chiến thứ nhất và một phần của Cộng hòa Ba Lan sau thế chiến thứ hai.

Sự phát triển của các ý tưởng của Ukrainianism là một nỗ lực để giải phóng người nông dân nghèo không Ba Lan cũng không Áo và cung cấp cho họ một bản sắc trong thời gian chủ nghĩa dân tộc châu Âu đang phát triển.

Như vậy có thể nói, Ukraine là một quốc gia mà lãnh thổ hình thành từ sự phân chia xâu xé lẫn nhau giữa các đế quốc, nó không có nguồn gốc. Tính dân tộc thì mờ nhạt, rời rạc (Ukriane thuê người Gruzia làm thị trưởng...thì tính dân tộc ở đâu?). Nhà nước hình thành trên một nền tảng còn sót lại từ đống tro tàn các cuộc chiến tranh phân chia tranh giành lãnh thổ bởi các quốc gia lớn…là những đặc trưng cơ bản của Nhà nước Ukraine.

Và hiện tại, các vùng tương ứng được tuyên bố sau 1991 của Ukraine đã không bao giờ được thống nhất như một nhà nước hợp pháp. Đây là một trong những lý do mà nhà nước hiện nay không có danh tính gắn kết, nó chỉ là một mớ hỗn độn của khu vực mà do hầu hết lịch sử hiện đại là Liên Xô-Nga để lại.

Một nhà nước với nền móng không vững chắc như vậy rất khó để đoàn kết trong quốc gia, rất khó có một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ. Và do đó đấu đá tranh giành quyền lực hạ bệ lẫn nhau là không tránh khỏi như chúng ta đã từng chứng kiến.

2. Từ năm 1991 Ukraine đã luôn luôn bị chia

Kể từ khi Cộng Hòa cũ của Liên Xô đã trở thành một quốc gia độc lập, bản đồ chính trị của Ukraine đã luôn luôn được chia đều giữa các vùng miền Đông và miền Tây.

Khu vực miền Đông chủ yếu là vùng nói tiếng Nga (Russophone). Khu vực Tây, bao gồm cả những người mà chỉ được sát nhập vào Liên Xô sau năm 1945, luôn luôn có xu hướng Russophobic (bài Nga).

Xung đột chính trị này là nguyên nhân sâu xa của cuộc đảo chính năm 2014 lật đổ Tổng thống Yanukovych mà hậu quả hiện tại chúng ta đã chứng kiến. Trước đó, biến động chính trị tương tự đã diễn ra trong cái gọi là cuộc Cách mạng Cam của 2004, 2005 liên tục đảo chính lật đổ tổng thống dù được bầu công khai dân chủ.

Một quốc gia luôn có tư tưởng chuẩn bị để tách ra ở bất kỳ thời điểm trên các tuyến đường chính trị, không thể gọi chính nó một quốc gia.

3. Mâu thuẫn sắc tộc, ly khai

Nguồn gốc hình thành chính quyền Nhà nước Ukraine đứng đầu là Tổng thống Poroshenko là từ bạo loạn, lật đổ bởi một lực lượng phát xít, cực đoan trong sự kiện Maidan. Chính quyền Kiev hiện nay lại đang sử dụng lực lượng phát xít mới ở Ukraina nhưng một công cụ để đán áp những người dân nói tiếng Nga.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nhung-nguy-co-tan-ra-nha-nuoc-ukraine-3329867/