Những 'nghệ sỹ' mây - tre đan ở miền Tây Nghệ An

Với bà con người Thái ở bản Diềm, xã Châu Khê (Con Cuông), đan lát không chỉ là một nghề kiếm sống mà còn là niềm đam mê và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Xem những sản phẩm mây tre đan đặc trưng của người Thái ở bản Diềm: Công Kiên - Bá HâụTIN LIÊN QUAN'Tổ nghề' đan lát Nghệ An là người Khơ mú?Làng nghề mây tre đan 'sống dở chết dở'

x2013; Với bà con người Thái ở bản Diềm, xã Châu Khê (Con Cuông), đan lát không chỉ là một nghề kiếm sống mà còn là niềm đam mê và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Xem những sản phẩm mây tre đan đặc trưng của người Thái ở bản Diềm:

Đan lát là nghề truyền thống của người Thái ở bản Diềm (Châu Khê - Con Cuông) nhưng thời gian gần đây, nghề nay đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Từ năm 2013, Tổ Mây - tre đan bản Diềm được thành lập, đến nay có tổng số 22 thành viên - là những người có tay nghề cao. Mục tiêu hướng tới là duy trì và phát triển nghề đan lát truyền thống, góp phần bảo tồn bản sắc và tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Ảnh: Công Kiên

Đan lát là nghề truyền thống của người Thái ở bản Diềm (Châu Khê - Con Cuông) nhưng thời gian gần đây, nghề nay đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Từ năm 2013, Tổ Mây - tre đan bản Diềm được thành lập, đến nay có tổng số 22 thành viên - là những người có tay nghề cao. Mục tiêu hướng tới là duy trì và phát triển nghề đan lát truyền thống, góp phần bảo tồn bản sắc và tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Ảnh: Công Kiên

Chị Lang Thị Hoa là Tổ trưởng, ngoài việc tìm kiếm nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất, chị còn đi khắp nơi vận động hỗ trợ nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ sự nhiệt tình và năng động của chị, các thành viên trong tổ luôn yên tâm với công việc. Ảnh: Bá Hậu

Nghề đan lát ngoài sự cần cù, chịu khó và kiên trì, đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo và tinh tế để làm ra những sản phẩm bền và đẹp. Ảnh: Công Kiên

Sản phẩm của Tổ Mây - tre đan bản Diềm chủ yếu là những vật dụng truyền thống của gia đình. Ảnh: Bá Hậu

Điểm khác biệt về sản phẩm của Tổ Mây - tre đan bản Diềm chính là những đường nét hoa văn được trang trí trên bề mặt. Do vậy, ngoài giá trị sử dụng, sản phẩm còn có giá trị thẩm mỹ, nờ đó được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Công Kiên

Với các hội viên trong tổ, đan lát không chỉ là một việc để kiếm sống, mà còn là niềm vui vì góp phần lưu giữ nghề truyền thống từ bao đời truyền lại. Ảnh: Bá Hậu

Thành viên Tổ Mây - tre đan bản Diềm chủ yếu là những người cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong nghề và phù hợp với điều kiện sức khỏe, lại có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Ảnh: Công Kiên

Công Kiên - Bá Hậu

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/mien-tay-nghe-an/201706/nhung-nghe-sy-may-tre-dan-o-mien-tay-nghe-an-2817999/