Những lợi ích không ngờ của lá sầu đâu đối với sức khỏe

Lá sầu đâu (tên tiếng Anh là neem) được xem là loại thảo dược tốt cho tim, giúp cải thiện lưu thông máu. Các chất chiết xuất từ lá sầu đâu có thể giúp làm giảm đông máu.

Lá sầu đâu có chứa một chất gọi là azadirachtin, giúp chống vi khuẩn, đồng thời đóng vai trò như chất khử trùng. Nhiều nghiên cứu trên lá sầu đâu đã chỉ ra rằng azadirachtin là chất có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và các sinh vật khác, kể cả côn trùng.

Lá sầu đâu có đặc tính chống viêm và vì thế chúng có tác dụng làm giảm đau khớp hiệu quả. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng lá sầu đâu có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm kích ứng và giảm đau mà không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Theo các nghiên cứu, các polysaccharides có trong lá sầu đâu còn có tác dụng làm giảm kích thích ở các khớp, giúp xương khớp khỏe mạnh. Ở Ấn Độ, lá sầu đâu được dùng để giữ miệng và răng khỏe mạnh. Lá sầu đâu đã được chứng minh lâm sàng rằng rất hữu ích trong việc ngăn chặn sâu răng và chảy máu nướu răng.

Mặc dù loại lá này có vị đắng nhưng chính điều này lại giúp cho sầu đâu trở thành tác nhân chống lại bệnh tiểu đường. Nhai một vài lá sầu đâu khi bụng đói hoặc đun sôi vài lá và uống nước lá sầu đâu sẽ giúp giảm lượng đường trong máu.

Lá sầu đâu còn đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề về tim mạch, cải thiện lưu thông máu. Các chất chiết xuất từ lá sầu đâu được khuyến khích dùng trong việc làm giảm đông máu, kiểm soát huyết áp, tăng lipid máu và bệnh tim.

Hiện ở nước ta có nhiều loại sầu đâu. Cây sầu đâu bản địa thì có tên khoa học là meliaazedarach L. thuộc họ xoan nên còn có tên là xoan trắng hay sầu đông, có hoa màu trắng hoạc màu tím nhạt. Loại cây này chỉ có vỏ rễ và vỏ thân cây mới được dùng trong y học, giúp diệt giun, chống nấm… còn các bộ phận khác như hoa, lá, quả đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc. Tùy theo liều lượng mà chúng có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, suy thận, xuất huyết nội tạng, tim đập nhanh… Lá của loại sầu đâu này chỉ dùng để diệt sâu bọ, côn trùng… Dân gian thường cho vào thùng gạo, ngũ cốc vài lá sầu đâu này để tránh nấm, sâu mọt.

Còn loại sầu đâu Ấn Độ (tên tiếng Anh là neem) mới là loại sầu đâu có tác dụng chữa bệnh. Loại sầu đâu này có thể dùng làm gỏi (còn gọi là xoan ăn gỏi). Cây sầu đâu Ấn Độ hiện được trồng nhiều ở vùng Ninh Thuận. Ngoài ra còn có loại sầu đâu rừng mọc thành bụi, thành chùm cũng có công dụng và độc tính giống sầu đâu bản địa.

Vì thế khi sử dụng loại lá này, các chị đặc biệt cẩn thận, đặc biệt không dùng quá liều, không ăn một cách tùy tiện, ăn một lúc quá nhiều để tránh ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Theo WTT

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/nhung-loi-ich-khong-ngo-cua-la-sau-dau-doi-voi-suc-khoe-85407/