Những loài có khả năng "lăng ba vi bộ" trên mặt nước

Chim lặn, thằn lằn Chúa Jesus hay tắc kè Pygmy là những động vật có khả năng “lăng ba vi bộ” trên mặt nước siêu đỉnh.

Hà Nguyễn (tổng hợp)

Thằn lằn Chúa Jesus Thằn lằn Chúa Jesus có thể di chuyển dễ dàng trên mặt nước. Lý do chúng có khả năng "lăng ba vi bộ" này nằm ở bước sải chân của chúng, vốn có thể được chia ra làm 3 quá trình: đập chân chạm xuống mặt nước, sau đó đạp về phía sau để tạo lực, và cuối cùng lại trở về trạng thái và vị trí ban đầu.

Chim lặn phương Tây
Chim lặn phương Tây thuộc họ chim nước, sống ở khu vực Bắc Mỹ. Vào mùa giao phối, chúng tạo thành nhóm gồm hai cá thể, cùng chạy 20m trên mặt nước trong khoảng 7 giây để thu hút bạn tình. Khi ở dưới nước, chim lặn đập chân tới 20 bước/giây. Đây là loài động vật có xương sống lớn nhất có khả năng di chuyển trên mặt nước.

Chim báo bão Chim báo bão không hẳn là đi bộ trên mặt nước và thực tế thì nó chỉ có thể chạy quãng đường ngắn. Tuy nhiên, do loài chim này nhẹ cân, tốc độ chạy lại nhanh nên nhìn giống như đang chạy trên mặt nước vậy.

Tắc kè Pygmy
Tắc kè Pygmy sinh sống trong các khu rừng tại Brazil. Loài động vật này có thể dễ dàng bước đi trên mặt nước nhờ khối lượng cơ thể nhỏ bé của mình.

Cá heo
Cá heo có khả năng “nhảy” trên nước bằng cái đuôi của chính mình. Tuy nhiên, cá heo chỉ “nhảy” trên nước bằng đuôi khi nhìn thấy một con cá heo khác được huấn luyện “nhảy” bởi con người. Nó không bao giờ tự “nhảy” như vậy trong tự nhiên.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/nhung-dong-vat-co-kha-nang-lang-ba-vi-bo-tren-mat-nuoc-732178.html