Những lá thư có hành trình kỳ lạ nhất thế giới

Sau 60 năm lá thư đã đến tay người nhận. Đó có lẽ là đám cưới “độc nhất vô nhị” trên đời khi chú rể 79 tuổi và cô dâu 76 tuổi vẫn vui vẻ hồn nhiên bên nhau như một đôi uyên ương trẻ, như thể chưa từng có cuộc chia ly 60 năm dài dằng dặc.

Lá thư ở trong chai khiến hàng triệu người bất ngờ

Lá thư được tìm thấy trong chiếc chai lênh đênh trên biển gần California – Mỹ. Tuy nhiên, câu chuyện này hoàn toàn không giống bất cứ câu chuyện lá thư trong lọ nào chúng ta từng biết.

Câu chuyện thú vị được chia sẻ trên trang mạng xã hội Reddit khiến nhiều người cảm động. Lá thư cũng chưa có thời gian lênh đênh trên biển lâu, nó mới chỉ được viết 11 ngày trước khi được tìm thấy.

Chiếc chai dạt vào bãi biển được tin là xuất phát từ phía bờ biển California.

Nội dung bức thư khiến người ta sững sờ hơn cả...

Nội dung bức thư khiến người ta sững sờ hơn cả. Nó không phải những lời cầu cứu hay thư ngỏ từ thế hệ trước... như người ta hay tưởng tượng về những bức thư trong chai. Đó là lời từ biệt ngọt ngào một người đã khuất. "Tên tôi là Mel. Tôi có 3 đứa con tuyệt vời và người vợ xinh đẹp đầu ấp tay gối với tôi suốt 54 năm. Tôi yêu biển, thích câu cá trên đại dương và đi săn với 2 đứa con trai yêu dấu, ngắm thủy triều lên cùng cả gia đình. Hôm nay, gia đình tôi đưa tôi về nghỉ ngơi ở nơi tôi yêu quý nhất. Đó là hành trình mới của tôi. Nếu bạn tìm thấy lá thư này trong chai, xin hãy truy cập trang Facebook của tôi và đăng tải bức hình của mình cũng như nơi bạn tìm thấy chiếc chai, rồi trả tôi lại với hành trình biển xanh" - Bức thư viết.

Theo lời trăn trối, người nhặt được chiếc chai đã thực hiện ý nguyện của người đã khuất và cất lại lá thư vào trong chai và thả xuống biển.

Lá thư kỳ lạ dự cảm về ngày hy sinh của một liệt sỹ

Người liệt sĩ ấy trước khi nằm xuống đã để lại những dòng tâm thư với những trang viết đầy xúc động gửi đến người mẹ thân yêu, người vợ dịu hiền và ý thức trách nhiệm trước vận mệnh Tổ quốc.

Đặc biệt hơn, bức thư đặc biết ấy toát lên tinh thần bất khuất của dân tộc, cũng như ẩn chứa trong đó những dự cảm đặc biệt kỳ lạ…

Đây là câu chuyện về một người lính, một liệt sĩ khiến cho nhiều người mỗi khi nhắc đến anh vẫn không cầm nổi nước mắt.

“Anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này vì với bao nỗi buồn đè nặng lên tấm thân người con gái trẻ tuổi như em… Sau này hòa bình lập lại, xin hãy luôn nhớ đến anh, nếu có điều kiện vào Nam, hãy mang hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông vào ngày 2/1/1973. Từ thị xã qua cầu, ngược trở lại, hỏi thăm thôn Nhan Biều. Em cứ đi đến đó, tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Đến đó sẽ tìm thấy tấm bia ghi tên anh đục trên mảnh tôn. Mộ anh ở đó… Em sẽ đọc lá thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi truy điệu lịch sử này…”.

Đó chính là một phần của bức thư với những dự cảm kỳ lạ mà liệt sỹ Lê Văn Huỳnh (ở thông Phú Ân, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) gửi về cho người vợ yêu dấu, cùng gia đình của mình.

Lá thư có hành trình 60 năm của 2 người ở chung một nhà và cái kết có hậu

Lá thư tình được gửi đi suốt 60 năm cuối cùng cũng đến tay người nhận, và một đám cưới trong mơ của hai ông bà lão yêu nhau từ thời cồn son trẻ đã được thực hiện.

Đó là câu chuyện tình yêu đầy mẫu mực giữa Hannah Marshall và Michael Goldstein ở bang Chicago nước Mỹ xa xôi, nơi mà cách đây gần một thế kỷ vẫn còn chịu nhiều áp lực của sự cấm đoán, mà sự cấm đoán trong tình yêu lại mãnh liệt nhất. ngày ấy vào năm 1924, Hannah khi đó mới 16 tuổi đã yêu chàng trai tên Michael. Ngày ấy, trông Michael giống hệt diễn viên Sean Connery nổi tiếng đương thời và điển trai vô cùng. Hai người yêu nhau thắm thiết. Thế nhưng mặc dù Hannah mãi yêu Michael, nhưng bố mẹ bà đã cấm đôi uyên ương gặp gỡ nhau. Bởi cha mẹ bà cho rằng đó là một tình yêu trẻ con, và chưa chắc rằng Michael sẽ yêu con gái họ thật lòng. Thế nên sự ngăn cấm ấy ngày càng dữ dội hơn.

Không thể làm khác hơn được bởi sự cứng rắn không gì lay chuyển nổi, và quyết định cấm đoán tình yêu này đã khiến hai người phải rời xa nhau. Chia tay mối tình đầu tuyệt vời của mình, cả Michael và Hannah đều vô cùng đau khổ. Bao nhiêu mơ ước, bao nhiêu dự định, bao nhiêu niềm hy vọng đều tan vỡ. Hannah quyết định viết cho Michael một lá thư, trong đó bà bày tỏ nỗi lòng và cả sự đau đớn tột cùng của mình, rằng bà chỉ có một mình ông, và ông là người bà yêu duy nhất trng suốt cuộc đời mình.

Lá thư tình của Hannah gửi cho Michael với một hành trình kết thúc bất ngờ.

Hơn 60 năm sau, một buổi tối mùa đông năm 1984 tại Chicago, một người đàn ông tên Ted Forbes đang trên đường trở về nhà mình ở Chicago thì nhặt được một chiếc ví đã sờn cũ. Anh mở ví ra với hy vọng tìm được thẻ căn cước hay bất kì giấy tờ nào nhằm xác định chủ nhân chiếc ví thì chỉ thấy 3 đô la Mỹ (khoảng 67.000 đồng), và một phong thư cũ. Phong thư đã nhàu nát và trên đó chỉ ghi địa chỉ người gửi.

Hannah Marshall đã kể cho người đàn ông tốt bụng kia nghe về câu chuyện tình yêu của mình. và dù bây giờ bà đã lớn tuổi nhưng bà thổ lộ rằng bà vẫn yêu ông Michael Goldstein. Bà chưa từng kết hôn vì với bà cả đời này không tìm được ai sánh bằng mối tình đầu của mình. Khi người đàn ông tốt bụng kia trở xuống sảnh, người bảo vệ già đã hỏi ông có tìm được manh mối gì không.

Người đàn ông đã trả lời rằng ông đã biết họ tên người chủ chiếc ví, nhưng không biết địa chỉ ở đâu nên có lẽ sẽ phải tạm ngưng tìm kiếm. Khi ông rút chiếc ví ra cho người bảo vệ xem, anh ta kinh ngạc thốt lên: “Đó là ví của ông Goldstein mà!”. Rồi người bảo vệ già cho biết ông Goldstein cũng đang đang sống trên tầng 8 của tòa nhà này. Khi nhận lại chiếc ví với lá thư kỷ vật của mình, Michael đã hết sức ngạc nhiên và cảm kích khi biết chàng trai tốt bụng này đã cất công suốt từ chiều để tìm được ông.

Và rồi khi biết Hannah đang ở đâu, ông bắt đầu tái mặt và nắm chặt tay năn nỉ người đàn ông tốt bụng này: “Anh biết sao? Bà ấy có khỏe không? Bà ấy vẫn xinh đẹp như ngày nào chứ? Xin anh hãy cho tôi biết với. Tôi đã rất yêu người phụ nữ ấy. Khi nhận được lá thư này, tôi tưởng như mình đã chết đi rồi. Tôi chưa từng kết hôn. Trong lòng tôi chỉ có mỗi bà ấy mà thôi."

Ba tuần sau khi đôi tình nhân đoàn tụ, người đàn ông tốt bụng tên Ted đã nhận được một cuộc điện thoại từ viện dưỡng lão nơi hai con người sau cả cuộc đời chờ đợi mới được gặp nhau. Họ mời ông đến làm phù rể vì hai người đã quyết định kết hôn. Đó có lẽ là đám cưới “độc nhất vô nhị” trên đời khi chú rể 79 tuổi và cô dâu 76 tuổi vẫn vui vẻ hồn nhiên bên nhau như một đôi uyên ương trẻ, như thể chưa từng có cuộc chia ly 60 năm dài dằng dặc.

Hành trình kỳ lạ của lá thư 22 năm mới đến tay người nhận của vị đại tá quân đội

Sau 22 năm 6 tháng viết thư gửi vợ, đại tá Trần Ngọc Giao (90 tuổi, nguyên Chính ủy Lữ đoàn Công binh 270, Quân khu V, hiện ở thôn An Tập Nam, xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) mới thấy lại lá thư nhờ nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đằng sau lá thư ấy là mối tình son sắt, thủy chung của hai con người đi qua những năm tháng cách xa biền biệt suốt hai cuộc kháng chiến.

Vợ chồng đại tá Trần Ngọc Giao ôn lại những kỷ niệm cũ

Theo đó, năm 1967, đại úy Giao, khi đó là Tiểu đoàn trưởng đang chiến đấu trên chiến trường khu V. Trong dịp đi công tác về quê, ông ghé về thăm gia đình, sau đó dẫn đứa con trai duy nhất là Trần Hoàng Triệu (lúc ấy 15 tuổi) đi thoát ly với mình. Lúc này, người vợ trẻ khóc hết nước mắt khi phải xa chồng, giờ lại xa con. Nhưng vì đại cuộc, bà Cúc vẫn khích lệ hai cha con lên đường, yên tâm chiến đấu.

Ngày 6/4/1967, đại úy Giao viết một lá thư nói về tình hình hai cha con để vợ yên tâm và động viên vợ ở quê nhà. Lá thư có 6 trang giấy, nhờ một chiến sĩ giao liên mang về. Thư gửi từ huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam), căn cứ địa hiểm trở của khu V đến Quảng Ngãi chỉ mất khoảng 5 ngày đi đường, nhưng nó đã lưu lạc qua bên kia nước Mỹ xa xôi. Để rồi đến tháng 10/1989, nó mới đến tay người nhận là Huỳnh Thị Cúc, sau 22 năm 6 tháng.

Quỳnh Dao (tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/nhung-la-thu-co-hanh-trinh-ky-la-nhat-the-gioi-188182/