Những huyền thoại của Lực lượng tên lửa và pháo binh Nga

Ngày 19/11 vừa qua là ngày Pháo binh Nga, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1944 nhằm tôn vinh chiến công của pháo binh trong trận phản công ở Stalingrad vào năm 1942. Năm 1964, Ngày pháo binh đã được đổi tên thành Ngày lực lượng Tên lửa và Pháo binh.

Cùng chiêm ngưỡng 10 vũ khí đã đi vào huyền thoại của lực lượng quân đội Nga này.

Hệ thống phóng rocket đa nòng Grad được phát triển từ thời Liên Xô. Hệ thống này có khả năng phá hủy hỏa lực, địa điểm chỉ huy, trang thiết bị, hệ thống pháo và súng cối cùng nhiều mục tiêu khác của đối phương.

Pháo tự hành Gvozdika được thiết kế để ngăn chặn và tiêu diệt bộ binh, đồn bốt, pháo và xe chiến đấu bọc thép.

Hệ thống rocket đa nòng Smerch được thiết kế để đánh bại hầu hết các mục tiêu trong phạm vi từ 20 đến 90 km. Nó được mệnh danh là vũ khí hủy diệt mạnh nhất của lực lượng bộ binh trên thế giới, chỉ xếp ngay sau mỗi vũ khí hạt nhân.

Hệ thống tên lửa chống tăng Khrizantema-S là hệ thống mạnh nhất trong tất cả các hệ thống tên lửa chống tăng hiện nay trên thế giới. Nó được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp bộ binh, đồn bốt và các mục tiêu trên mặt đất cũng như trên không bay tốc độ chậm.

Hệ thống phóng tên lửa đa nòng BM-27 Uragan được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước và vẫn được quân đội Nga sử dụng tới bây giờ. Nhiệm vụ chính của nó là tiêu diệt quân đội và mục tiêu của địch từ khoảng cách 10 đến 35 km.

Hệ thống phóng rocket đa nòng Katyusha được cho là vũ khí hiệu quả nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nó đã tham gia tất cả các trận đánh lớn trên mặt trận phía Đông, mở đường cho lực lượng bộ binh của Nga.

Pháo hạng nặng 152 ly Giatsint 2S5 (Hyacinth) được thiết kế để ngăn chặn và tiêu diệt sinh lực, hỏa lực và trang thiết bị của quân địch. Nó được sử dụng hiệu quả trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật Iskander-M được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong lòng quân địch. Nó cũng có thể phóng các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Pháo tự hành Peony hay còn gọi là 2S7 Pion được đưa vào sử dụng từ năm 1970 và được nâng cấp vào thập niên 80 của thế kỷ trước, và nó vẫn được coi là một trong những pháo tự hành mạnh nhất thế giới hiện nay. Nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đối phương trong vùng chiến thuật.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được thiết kế đối phó với binh lực và xe bọc thép của đối phương, được Liên Xô phát triển vào năm 1968 .

Đức Dũng (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/nhung-huyen-thoai-cua-luc-luong-ten-lua-va-phao-binh-nga-post214301.info