Những hiện tượng phóng điện mãnh liệt trong tự nhiên

Với hiện tượng sét Catatumbo, mỗi lần ánh chớp lóe lên có thể tạo ra lượng điện năng đủ thắp sáng 100 triệu bóng đèn.

 Sét Catatumbo. Đây là hiện tượng tự nhiên tạo ra bởi cơn bão điện từ từ tháng Tư đến tháng 11 ở khu vực cửa sông Catatumbo ở bang Zulia, miền Tây Venezuela. Sét thường dữ dội vào lúc hoàng hôn, kéo dài khoảng 10 giờ và xảy ra 20.000 lần mỗi đêm. Mỗi lần ánh chớp lóe lên thì có thể tạo ra lượng điện năng đủ thắp sáng 100 triệu bóng đèn.

Sét Catatumbo. Đây là hiện tượng tự nhiên tạo ra bởi cơn bão điện từ từ tháng Tư đến tháng 11 ở khu vực cửa sông Catatumbo ở bang Zulia, miền Tây Venezuela. Sét thường dữ dội vào lúc hoàng hôn, kéo dài khoảng 10 giờ và xảy ra 20.000 lần mỗi đêm. Mỗi lần ánh chớp lóe lên thì có thể tạo ra lượng điện năng đủ thắp sáng 100 triệu bóng đèn.

Sấm sét bão tố dơ bẩn. Đây là cơn bão điện lớn được sinh ra từ hiện tượng phun trào núi lửa. Các nhà khoa học cho rằng các hạt đá, bụi và mảnh vỡ cọ xát với nhau tạo tĩnh điện và gây ra tia sét nhiều màu.

Tia vũ trụ. Các tia vũ trụ, có nguồn gốc từ bên ngoài Dải Ngân hà của chúng ta, bắn phá vào bầu khí quyển của chúng ta, trong đó chúng gây ra một cơn mưa hạt sơ cấp. Những hạt này làm cho các phân tử nitrogen trong không khí hơi lóe sáng. Năng lượng của lóe sáng đó được ghi lại trong các máy dò quang nhạy gắn trên các kính thiên văn. Các tia vũ trụ này được cho là vô hại nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn đang được điều tra.

Hiện tượng phát quang do ma sát (Triboluminescence). Đây là hiện tượng ánh sáng được phát ra từ một chất kết tinh bị cọ sát, kéo ra ngoài, trầy xước hoặc nghiền nát. Mặc dù hiện tượng vẫn chưa được hiểu rõ, song người ta cho rằng khi dòng điện đi qua vật liệu khiến cho các phân tử khí bị mắc kẹt trong tinh thể và phát sáng.

Hiện tượng phát quang do âm thanh (sonoluminescence). Hiện tượng tự nhiên này được phát hiện vào năm 1930. Khi sóng âm thanh đi qua dòng nước, một ánh sáng màu xanh kì lạ, nhấp nhánh xuất hiện. Các bong bóng nhỏ trong nước mở rộng rồi co lại nhanh chóng sự tích tụ năng lượng. Mỗi lần bong bóng nổ, áp suất và nhiệt độ cao sinh ra và ánh sáng được phát ra.

Sprites. Đây là những ánh sáng nhấp nháy lớn, thường có màu đỏ xuất hiện trong khí quyển. Thông thường sprites được hình thành ở độ cao 80 km và xảy ra trong giông bão. Lý thuyết cho cho rằng sprites là một loại sét nhưng thực tế nó là một loại plasma. Nó có nhiều điểm tương đồng với bóng đèn huỳnh quang. Mắt thường chỉ có thể nhìn được những sprites sáng nhất.

Cực quang. Đây là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm. Các màu phổ biến nhất là màu xanh sáng, nhưng màu đỏ, hồng, vàng, và màu xanh (hiếm nhất) cũng đã được quan sát thấy. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời.

Hoàng Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/nhung-hien-tuong-phong-dien-manh-liet-trong-tu-nhien-422202.html