Những điều nhất định phải biết về rượu rắn trước khi quá muộn

Được rỉ tai nhau là loại rượu quý với nhiều tác dụng nhưng nếu không biết cách ngâm hay sử dụng đúng thì rượu rắn lại trở thành thức uống có hại cho sức khỏe.

Rượu rắn và những điều cần biết

Theo Eddie Lin, tác giả cuốn ‘Các món khoái khẩu’ và là nhà sáng lập trang 'Ăn uống với chiều sâu', một blog dành cho một số các món ăn lạ lùng nhất thế giới, thì rượu có vị dễ hiểu: là rượu gạo có vị protein như vị gà".

Ông đã từng uống rượu rắn cách đây 16 năm khi một người bạn mua một chai rượu ở một cửa hàng bán rượu và thuốc bắc ở trung tâm Hong Kong.

Kiểu rượu của ông đơn giản, chỉ gồm rượu và rắn, nhưng thường có cả thảo mộc, và sâm cũng như củ khởi để làm tăng hương vị.

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng rắn có các thuộc tính hồi phục và tăng lực, từ bổ dương cho đến điều trị bệnh như rụng tóc, đau lưng và tê thấp. Đó là lý do vì sao ta hay thấy các món rắn trên khắp châu Á như là súp rắn, một cao lương mỹ vị của Quảng Đông gồm nước luộc gà, bào ngư, nấm, thịt lợn, gừng và tất nhiên là thịt rắn.

Đó cũng là lý do vì sao một số người thậm chí uống tiết rắn bằng việc cắt đầu và lấy ly hứng máu phun ra, hoặc hòa máu và mật rắn vào rượu.

Tuy nhiên cách làm thông dụng nhất là bỏ cả con rắn độc (đôi khi còn sống, và đôi khi là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng) vào một bình rượu gạo hoặc một loại rượu khác. Rồi sau đó ngâm như vậy trong nhiều tháng, trong khi đó chất ethanol của rượu sẽ hấp thụ cái “khí chất”" của rắn và phân tách nọc độc.

Rượu rắn có mặt ở khắp Đông Nam Á. Nó thường được bán ở các gian hàng ven đường đông khách du lịch qua lại và các trung tâm buôn bán, thường được trưng bày rất hấp dẫn ở chính diện với các bình đầy ắp rắn hổ mang và các loại bò sát ghê rợn khác.

Tuy rất phổ biến nhưng người ta không thấy loại rượu này trong các bữa tiệc lớn ở Trung Quốc bởi nó giống như mang một "bom bia" đến lễ cưới, Lin nói.

Một nghiên cứu của trường Đại Học Sydney cho biết: “Mặc dù truyền thống rượu rắn đã có từ nhiều thế kỷ ở châu Á, người ta cho rằng việc buôn bán nó chỉ được phát triển mạnh từ khi Đông Nam Á mở cửa với Phương Tây.”.

Tháng 8/2015, một video trên YouTube về một con rắn còn sống bị ấn vào một bình rượu để làm rượu rắn đã lan tỏa rất nhanh, người xem bị sốc khi xem con rắn trút hơi thở cuối cùng.

Ở Hẻm Rắn nổi tiếng ở Đài Loan (trước đây nó là Chợ Đêm Du Lịch Phố Huaxi) được biết ở đó những người bán hàng rong rạch dọc bụng rắn và lấy máu vào một cốc rượu trắng ngay trước mắt bạn. Các khách du lịch coi việc lột da rắn sống này là dấu vết tàn ác của thời đại xưa nên lảng đi xa.

Và, mặc dù cực kỳ hiếm, có vẻ như một số rắn có thể sống trong bình hàng tháng (có lẽ do khả năng ngủ đông của chúng) và có thể cắn người không may nào đó đánh thức nó dậy.
Năm 2013, có báo cáo hãi hùng là một phụ nữ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, bị cắn vào tay bởi một con rắn từ bình rượu nhảy ra, nó bị ngâm trong đó đã được 3 tháng. Bà này tự làm rượu thuốc bằng một con rắn lục vì bạn bà nói rằng rượu này có thể giúp bà khỏi đau khớp. Có thể là nghiệp chướng ngâm rượu rắn chăng?

Nếu tất cả thông tin này không làm bạn e ngại thì hãy nhớ điều này: mặc dù bình rượu để trên giá trông có vẻ tuyệt đấy, nhưng bất kỳ sức mạnh nào từ nọc độc rắn mà bạn nghĩ là bạn sẽ có được khi uống nó thì chắc hoàn toàn chỉ là điều bạn thấy không ngại nói khi say xỉn mà thôi.

Rượu rắn có tác dụng gì?

Rượu rắn là một loại rượu thuốc rất được ưa chuộng và có giá trên thị trường. Nhiều người, đặc biệt là nam giới, thường lùng mua rượu rắn bằng mọi giá vì được rỉ tai về tác dụng cường gân, tráng cốt và gia tăng “bản lĩnh đàn ông” của loại rượu thuốc này.

Theo y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.

Rượu rắn đã có từ thời Tây Chu và được coi là một loại thuốc trị bệnh, giúp tráng dương theo Trung Y. Nó có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam và trên khắp khu vực Đông Nam Á.

Về cách điều chế rượu rắn, rắn được ngâm trong rượu gạo nồng độ cao. Thông thường rắn được chọn ngâm là rắn độc. Có người thắc mắc nên ngâm rượu với rắn khô hay tươi? Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn, trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến lại cho rằng, dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả cao hơn và phần nào an toàn hơn.

Khi ngâm rượu rắn phải có bộ ba rắn hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên - Nhân - Địa. Rượu ngâm nguyên con thường gặp rượu rắn ngâm theo số lẻ một con (bộ ba hay tam xà: thường là 1 con rắn hổ mang, 1 con cạp nong, 1 con rắn ráo), bộ 5 hay ngũ xà (thêm vào bộ ba hai con rắn khác là 1 con cạp nia, 1 con hổ trâu hoặc sọc dưa) hoặc có thể nhiều hơn 5 loại rắn.

Những người rành về cách ngâm rượu rắn khuyến cáo, lúc ngâm rượu không được để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh. Người ta chích lấy mật trước. Rắn được mổ bỏ hết phủ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào một lọ chứa rượu có nồng độ 35 - 40%. Dùng rượu rửa sạch máu rắn, sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh (500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35 - 40%), ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.

Nếu ngâm rắn tươi, cho rắn đã xử lý vào một lọ thủy tinh có dung tích thích hợp. Đổ ngập rượu 60-70%. Đậy kín lọ. Ngâm trong 3 tháng. Có thể hạ thổ để giữ cho nhiệt độ ngâm ổn định. Sau khi chiết rượu ngâm lần 1, có thể tiếp tục ngâm lần 2 - 3. Những lần sau chỉ cần rượu có nồng độ 35 – 40 độ, và thời gian ngâm cũng ít hơn, thường là 30 - 20 ngày. Có nơi tiến hành ngâm rượu rắn tới hàng năm. Gộp dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu.

Nếu ngâm ngâmrắn khô, rắn đã được chế như trên, bỏ phần đầu, nơi có hai túi nọc độc, chặt thành từng khúc dài 5-7cm, có thể tẩm thêm dịch gừng tươi, để cho se, rồi nướng trên bếp than qua một vỉ sắt cho tới màu vàng vàmùi thơm. Cũng có thể sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ khoảng trên 70 độ C tới khô. Cho rắn đã khô vào bình thủy tinh có dung tích thích hợp, đổ rượu 35 – 40 độ ngập rắn. Ngâm lần đầu 30 ngày, sau đótiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau thời gian ngâmngắn hơn, thường là20 - 15 ngày. Cũng có thể sau khi có rắn khô, đem giã thành bột thô, cho vào túivải, rồi ngâm như trên.

Theo các chuyên gia, mật rắn rất quý, nên để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung với thịt rắn. Ngoài ra, có người ngâm chung rắn với các vị thuốc Đông y, mục đích tạo tương tác giữa chúng nhưng có người ngâm riêng. Tuy nhiên, chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, chẳng hạn như ngày chủ nhật hàng tuần.

Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng được. Các đối tượng nên tránh dùng loại rượu thuốc này là những người hay bị dị ứng, không uống được rượu (bệnh đường tiêu hóa, tăng huyết áp...) và không uống được rượu nặng (40 độ). Những người này nên dùng rắn được chế biến dưới dạng viên hoàn, chống chỉ định đối với người có phong do huyết hư (huyết hư sinh phong). Về thịt rắn, có sách khuyên người tiêu hóa không tốt cũng không nên dùng.

Nha Trang

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/nhung-dieu-nhat-dinh-phai-biet-ve-ruou-ran-truoc-khi-qua-muon-p208048.html