Những điều cần biết về bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng tâm thần, thần kinh nặng nề cho người bệnh.

1. Viêm não Nhật Bản lây nhiễm qua con đường nào?

Muỗi đốt
Hô hấp

Theo bác sĩ Phí Văn Công (khoa Hồi sức cấp cứu nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), virus viêm não nhật bản truyền sang người qua đường muỗi đốt. Muỗi truyền virus viêm não nhật bản thuộc họ Culex (Culex tritaeniorhynchus).

2. Tỷ lệ tử vong khi mắc viêm lão Nhật Bản?

20%
30%
50%

Virus viêm não nhật bản (JEV) thuộc họ Flavivirus có liên quan đến virus sốt xuất huyết, sốt vàng và lây truyền qua đường muỗi đốt. Tỷ lệ tử vong khi mắc viêm não nhật bản có thể lên tới 30%. Di chứng lâu dài về thần kinh và tâm thần lên tới 50%.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản?

Không có biểu hiện
Chỉ sốt và đau đầu hoặc không có biểu hiện

Hầu hết bệnh nhân nhiễm virus viêm não Nhật Bản ở mức độ nhẹ (chỉ sốt và đau đầu) hoặc không có biểu hiện triệu chứng. Khoảng 1/250 ca nhiễm có những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Những triệu chứng cho thấy bệnh nặng gồmsốt cao, sốt nhanh, đau đầu, cứng gáy, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật, liệt cứng. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% ở những trẻ có biểu hiện này.

4. Cách phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản?

Tiêm vắc xin, tránh đi vào vùng có dịch

Tiêm vắc xin và uống thuốc thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo cần có các biện pháp mạnh mẽ để ngăn ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, bao gồm tiêm phòng vắc xin ở tất cả những vùng dịch tễ của viêm não nhật bản, có các biện pháp giám sát trong thời gian dài và cảnh báo kịp thời. Các vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản an toàn và hiệu quả luôn có sẵn. Hiện tại, vắc xin phòng bệnh viêm não nhật bản được tiêm miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trẻ cần tiêm phòng 3 mũi.

5. Bệnh viêm não Nhật Bản đã có thuốc chữa?

Đúng
Sai

Bác sĩ Phí Văn Công cho biết bệnh viêm não Nhật Bản vẫn chưa có thuốc chữa. Tất cả phương pháp điều trị chỉ tập trung làm giảm triệu chứng nguy hiểm và hạn chế di chứng xảy ra.

Trang Quỳnh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-nao-nhat-ban-post763701.html