Những cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt ô nhiễm?

Ngoài việc quy định về mức xử phạt, nghị định mới đây của thủ tướng chính phủ cũng quy định các đơn vị xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường.

Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường .

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đối với hành vi vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường, Nghị định này quy định cụ thể từng mức phạt đối với từng mức độ vi phạm khác nhau.

Ngoài ra, các cá nhân và tổ chức vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Cảnh sát môi trường được phép xử phạt vi phạm về môi trường.

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định ở trên là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính với tổ chức sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường gồm: UBND các cấp (xã, huyện, thị, thành phố trực thuộc Trung ương); Trưởng Công an xã (thị trấn, phường), Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu – khu chế xuất; Trưởng Công an huyện (thị, thành phố trực thuộc tỉnh), Trưởng phòng Công an cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương); Giám đốc Công an tỉnh, thành phố; Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các Sở Tài nguyên và Môi trường...

Ngoài ra, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) cũng có thẩm quyền xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

Điều 3. Cơ quan thu phí (Nghị định Số: 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải)

Cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.

2. Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Quang Hưng

Clip đang được xem nhiều:

Nguồn: Tinnhanhonline.vn

Đọc báo Pháp luật Đời Sống trong ngày cập nhật liên tục từng giờ tại chuyên mục Pháp Luật

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/van-ban-phap-luat/nhung-co-quan-nao-co-tham-quyen-xu-phat-o-nhiem-a171757.html