CPTPP chính thức có hiệu lực, tác động hiệu quả phải sau năm 2019

Ngày hôm nay, 30.12, sau bao thời gian đàm phán và đón đợi, Hiệp định Đôítác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lựcmở ra tương lai về một khu vực thương mại tự do rộng lớn chiếm khoảng 1/10 nềnkinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, tác động tới nền kinhtế Việt Nam từ Hiệp định này chưa thể tới ngay trong năm 2019.

Hiệp định CPTPP (trước đó đặt tên là TPP) đã trải qua rất nhiều khó khăn, tưởng như có lúc phải sụp đổ vì Mỹ đột ngột dừng cuộc chơi. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của các nước còn lại, sân chơi này vẫn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng, giúp cắt giảm các khoản thuế, nới lỏng các quy định về đầu tư và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tham gia Hiệp định có 11 quốc gia thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định này được đánh giá là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới.

Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi trong nhóm và tham gia cuộc chơi với cam kết: Cắt giảm gần 100% dòng thuế; đối với hoạt động mua sắm công; đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; được thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; các vấn đề môi trường, thương mại điện tử... Điều này có thể mang lại cho Việt Nam những thịnh vượng mới với tốc độ tăng trưởng tốt hơn, cải thiện các chỉ số về năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế, PGS – TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), mặc dù “chúng ta đang rất tin tưởng vào hiệp định khi có hiệu lực, CPTPP bước đệm có thể tạo ra cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, tác động của nó đối với phát huy ảnh hưởng với nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ lạm phát nói riêng thì không nhiều, mà chỉ góp phần ổn định hơn thị trường cũng như nguồn thu hoặc mức độ xuất khẩu của nền kinh tế tốt hơn".

"Có thể nhận định, tác động cho năm 2019 sẽ chưa có gì rõ ràng cả bởi từ khi có hiệu lực tới khi chuyển hóa thành hiệu quả thực tế trong đời sống của xuất nhập khẩu thì sẽ không nhiều. Mặc dù hiệp định thương mại ấy có thể giải tỏa áp lực của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tới Việt Nam, nhưng thực sự không nên kỳ vọng quá nhiều vì những tác động của nó có lẽ phải sau 2019.

Đó là chưa kể tới việc khi chúng ta được vào sân chơi lớn thì cũng phải công bằng mở cửa thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài, áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài đổ vào cạnh tranh trên thị trường Việt Nam cũng sẽ rất lớn” – ông Thịnh đánh giá.

Đức Thành

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/kinh-te/cptpp-chinh-thuc-co-hieu-luc-tac-dong-hieu-qua-phai-sau-nam-2019-649481.ldo