Những bộ phim Ấn Độ gây ám ảnh vì vấn nạn bị cưỡng bức

Tại đất nước 15 phút lại xảy ra một vụ xâm hại tình dục, các bộ phim không chỉ mang mục đích giải trí, mà còn là công cụ phản ánh sự thật đau lòng.

TIN LIÊN QUAN

Minh tinh Ấn Độ không dám gặp ai sau vụ cưỡng hiếp tập ...

Các vai diễn làm nên tên tuổi của sao nữ Ấn Độ bị ...

Vụ sao Ấn Độ bị cưỡng dâm tập thể: Tình tiết mới chấn ...

Nữ diễn viên bị cưỡng bức tập thể: Bí ẩn đằng sau vụ ...

Cô dâu 8 tuổi

Có thể 'Cô dâu 8 tuổi' là bộ phim gây 'ám ảnh' với giới trẻ bằng độ dài cũng như những cảnh slow-motion đặc tả nhưng đây vẫn là bộ phim lồng ghép nhiều những tình tiết bất bình trong dư luận như: tảo hôn, sự khinh miệt góa phụ, phân biệt giai cấp,...

Đặc biệt, phim đã xây dựng được hình ảnh người phụ nữ đau khổ sau khi bị làm nhục.

Không phải là diễn viên chính, nhưng tình tiết Sanchi (em chồng của Anadi) bị tên bạn trai tồi tệ Saurabh dở trò đồi bại đã đưa phim đi sang ngã rẽ mới.

Vừa mất đi sự trong trắng, cô còn bị hắn quay lại toàn bộ quá trình để ép cô phải giữ im lặng. Nếu như đầu phim, người ta ghét Sanchi bao nhiêu thì sau khi trải qua biến cố, cô càng đáng thương bấy nhiêu.

India's Daughter (Người con gái Ấn Độ)

Một cảnh trong phim

Bị cấm chiếu ở chính Ấn Độ nhưng bộ phim tài liệu của Bolliwood này vẫn đủ sức làm rúng động thế giới khi được công chiếu. Dựa trên sự việc có thật năm 2012: Jyoti Singh đã bị đánh đập, cưỡng hiếp và tra tấn trên một xe buýt tư nhân.

Sáu người đàn ông không chỉ cưỡng bức cô, họ còn đánh đập và uy hiếp người bạn đi cùng. Được chuyển tới Singapore để điều trị nhưng không may 2 ngày sau cô qua đời.

Được thực hiện bởi đạo diễn Leslee Udwin và chiếu trên Youtube ngoài khu vực Ấn Độ vào năm 2015, 'India's Daughter' đã gợi lại sự kiện kinh hoàng này. Song, chính phủ nước này dường như không hề hài lòng với bộ phim này. Ban đầu, hãng tin BBC chấp nhận sẽ không chiếu bộ phim này tại Ấn Độ, nhưng ngay ngày hôm sau, chính phủ đã yêu cầu Youtube block phim tài liệu này ra khỏi hệ thống video của mình.

Trailer phim India's Daughter

Anatomy Of Violence (Giải phẫu bạo lực)

Là bộ phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Toronto 2016, 'Anatomy Of Violence' gây ấn tượng mạnh khi kể lại nguồn gốc của vụ cưỡng hiếp Jyoti Singh.

Sử dụng kỹ thuật quay ngẫu hứng và gần như không có cốt truyện, song 'Anatomy Of Violence' vẫn chinh phục người xem bởi cách khai thác, đặt vấn đề của mình.

Không chỉ đưa ra câu chuyện xâm hại tình dục, bộ phim còn lồng ghép vào đó những mặt trái của xã hội Ấn Độ như nghèo đói, khinh miệt giữa các giai cấp, các giá trị xã hội của phụ nữ bị rẻ rúng.

Bandit Queen (Nữ hoàng đạo tặc)

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi vấn nạn về bạo hành tình dục còn là những câu chuyện đáng xấu hổ, chỉ được rỉ tai nhau thì 'Bandit Queen' xuất hiện, trở thành một hiện tượng của làng phim Bolliwood nói riêng và thế giới nói chung.

Phim đã đoạt hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ, được công chiếu tại Liên hoan phim Cannes 1994, Liên hoan phim Edinburgh.

Dựa trên cuốn tiểu thuyết 'Badit Queen: The True Story Of Phoolan Devi' của tác giả Mala Sen, phim kể về cuộc đời bất hạnh và sự vùng lên chống trả quyết liệt của Phoolan Devil - người đàn bà bị ép tảo hôn, chịu đựng hành vi ấu dâm của người chồng lớn tuổi, của toán bắt cóc, thậm chí là của cả cảnh sát khi cô tới trình báo và đòi lại công lý cho mình.

Vanaja

Lại thêm một lần nữa điện ảnh Ấn Độ tạo được tiếng vang tại các Liên hoan phim khi mang tới 'Vanaja'. Bộ phim nhận được rất nhiều đề cử và giải thưởng tại lễ trao giải Independent Sprit Awards, Diesel Discovery hay lọt vào danh sách năm bộ phim nước ngoài hay nhất của Roger Ebert.

'Vanaja' là tên cô gái nhỏ 15 tuổi phải sống đời nghèo khổ tại nông thôn. Được tiên đoán sẽ trở thành một vũ công giỏi, cô quyết định lên thành phố để học và gặp được Shekhar - con trai của bà chủ nhà mình thuê.

Mặc dù có tình yêu, nhưng Shekhar đã hãm hiếp Vanaja, khiến cô trở thành bà mẹ trẻ khi còn chưa đủ tuổi vị thành niên, và không đoái hoài gì tới việc lấy cô. Cô đã đấu tranh trước pháp luật để bảo vệ cho con mình.

Lakshmi

Bị trì hoãn nhiều lần về khâu kiểm duyệt, nhưng 'Lakshmi' vẫn thắng lớn tại các giải thưởng quốc tế bởi tính chân thật của mình.

Đề cập tới vấn nạn buôn người và mại dâm trẻ em, 'Lakshmi' xoay quanh cuộc sống của cô gái 14 tuổi bị bán vào nhà chứa. Tại nơi này, cô sống trong địa ngục khi liên tục chịu cảnh đánh đập, hãm hiếp và không được đối xử như con người.

Cố gắng vượt lên khỏi số phận, cô được cứu thoát khi cảnh sát đột kích phá ổ mại dâm và sẵn sàng đứng ra làm chứng, tống những người đã cướp đi cuộc sống của rất nhiều những bé gái khác vào tù.

Theo Vũ Quỳnh/Baodatviet.vn

Nguồn Tiin: http://tiin.vn/chuyen-muc/phim/nhung-bo-phim-an-do-gay-am-anh-vi-van-nan-bi-cuong-buc.html