Nhổ răng khôn

Một số người trên 30 tuổi thường bị nhổ răng khôn trong trường hợp bị đau hoặc tê cứng phần hàm gần răng khôn bị va chạm, đau hoặc sưng do mọc ở vị trí bất lợi và cọ xát vào má, lưỡi hoặc trên và dưới của miệng gây khó chịu.

Vệ sinh răng khôn sau khi nhổ cũng rất cần thiết. 24 giờ đầu sau khi nhổ, răng của bạn có thể bị chảy máu trong nhiều giờ. Để cầm máu, bạn hãy dùng miếng gạc sạch để đặt lên vết thương đồng thời cắn chặt nó lại và giữ nguyên như vậy liên tục trong khoảng 45 phút. Lúc này, bạn không nên nhổ nước bọt hoặc súc miệng, tránh những động tác hút chẳng hạn như uống nước bằng ống hút hoặc hút thuốc, cả việc ăn hoặc uống nước nóng và thức uống có cồn cũng kiêng cữ. Nếu không, các cục máu bầm sẽ bị vỡ, làm khô chân răng. Bạn có thể vẫn chải răng bình thường, nhưng tránh va chạm trực tiếp vào khu vực xung quanh vết thương. Sang ngày hôm sau, có thể chải răng nhẹ nhàng. Không nên dùng nước súc miệng đề phòng gây dị ứng cho vết thương. Trường hợp sưng mặt, hãy bọc một viên đá trong khăn để đặt lên chỗ sưng trong khoảng 10 phút, sau đó làm lại trong 20 phút. Tiếp tục làm trong suốt thời gian này. 24 giờ sau khi nhổ, súc miệng với nước muối ấm pha loãng theo tỉ lệ 1 ly nước ấm: 1/2 muỗng cà phê muối sau mỗi bữa ăn và trước giờ ngủ. Nếu mặt của bạn vẫn còn bị sưng ở chỗ nhổ răng, cần dùng nước ấm sau 24 giờ chườm nước đá. Lấy khăn ẩm đắp lên vết thương trong 20 phút, sau 20 phút lại tiếp tục làm tương tự và làm thêm, nếu cần.

(Theo Dental Care)

HÀ TIÊN

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/20120222041921522p0c19/nho-rang-khon.htm