Nhìn tướng đoán tính dâm của phụ nữ trong tướng mệnh học

Cái “dâm” trong tướng mệnh học cũng là một đề tài trong lúc trà dư tửu hậu.

>> KHÁM BỆNH ONLINE TẠI ALOBACSI.VN

“Không dâm sao nẫy ra hiền”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh, trong đó có đoạn viết: “Phu phụ câu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dương thuận như cố trọng ni (Khổng Tử) xung hôn nhân chi đại” (Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho việc quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương được thuận, vậy nên trọng ni ca tụng việc hôn nhân là trọng đại).

Trong Tướng mệnh học, người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học... Tướng mệnh học pha lẫn giữa hai loại khoa học tự nhiên và văn chương.

Tướng mệnh của một người là định mệnh của người đó, được thể hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó.

Trong sách Tướng mệnh học, có một số vấn đề liên quan đến tính dục và giới tính của phụ nữ, được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẩu chuyện, nhất là trong lịch sử Trung Quốc.

Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt, làn da, nhìn cách cười nói, đi lại, nằm ngồi, nhà tướng mệnh học có thể suy đoán tính cách tính dục của người ấy.

Những tướng như: Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu, Hạc thoái phong yêu (ngực ưỡn đít cong, eo nhỏ vai so, người ngả nghiêng như cây liễu, lưng như lưng ong, gầy như chân hạc...) đều thuộc tướng dâm. Ôn Như Hầu Tiên sinh trong Cung oán ngâm khúc đã viết:

Thân này uốn éo vì duyên

Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời

Một số tướng mạo của phụ nữ

Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ, Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ nữ nhân như sau:

Phụ nữ ngồi thường mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục.

Ngồi mà hay vuốt lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung, uốn éo thì ý dâm vượng thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm.

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc bách vấn:

Vĩnh Lạc là Hoàng đế đời nhà Minh, có lần mời tướng sư Viên Liễu Trang để đàm thoại về Tướng học.

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó. Trong đó xin trích ra một câu có liên quan đến cái dâm như sau:

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi: “Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu?”

Trả lời: “Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chỗ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhìn da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt , da đỏ hồng là huyết khô , da vàng là huyết đục, da như hơ lửa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ. Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, Cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí”.

Trong dâm dật ca có câu:

Yếm nhiên hàn tiếu ngữ

Dâm dật đới tình si (vừa nói vừa cười là dâm dật si tình) Vị ngữ tiên tiếu dã đa dâm loạn (chưa nói đã cười là loại loạn dâm).

Hay câu ca khác:

Nữ nhân đào hoa nhãn

Tư phòng liễu diệp mi

Vô môi năng tự giá

Nguyệt hạ nữ nhân kỳ

(Người phụ nữ có đôi mắt hào hoa, lại thêm lông mày như lá liễu là loại trăng hoa đáo để....).

Trong phong thái, ăn mặc, trang điểm cũng nói lên cái tính khí gợi tình lẳng lơ qua mấy câu thơ của Hồ Xuân Hương:

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng

Lược trúc biếng cài trên mái tóc

Yếm đào trễ xuống dưới lưng ong...

Dâm sẽ là một điều xấu, thô bỉ và trơ trẽn nếu nó không được con người kiềm chế khi thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bãi cẩu thả.

Xấu hay không là ở chỗ cái ý nó thể hiện dâm tính, bởi vì dâm cũng là một nhu cầu rất tự nhiên, nhất là trong đời sống vợ chồng.

Theo BS. Hồ Đắc Duy - Sức khỏe & Đời sống

Nguồn Alobacsi: http://alobacsi.vn/201202071136408p0c336/nhi%cc%80n-tuo%cc%81ng-doa%cc%81n-ti%cc%81nh-dam-cuoa-phu%cc%a3-nu%cc%83-trong-tuong-menh-hoc.htm